Trộm vàng - Truyện thơ Kinh Bách Dụ
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Nếu chúng ta không giải thích kinh thì khác gì kể chuyện, chẳng có ý nghĩa gì.
Hai thương gia nọ từ lâu
Ở cùng một chỗ cạnh nhau bán hàng
Một người buôn bán bạc vàng
Một người bông vải.
Hai chàng thảnh thơi.
Một hôm có khách tới nơi
Mua vàng nên muốn tức thời thử ngay
Xem vàng thật, giả sao đây
Để vàng vào lửa là hay biết liền.
Người bông vải nổi tham lên
Trộm luôn một cục vàng trên lửa hồng
Vội vàng đem giấu trong bông
Sợ ai nhìn thấy thời không hay gì.
Vàng đang nóng đỏ kể chi
Khiến cho bông vải cháy đi điêu tàn
Sạch sành sanh, cháy tiêu tan
Thế là bại lộ chuyện gian manh rồi
Vàng không trộm được của người
Bao nhiêu bông vải mình thời tiêu ma.
Đôi khi ngoại đạo quanh ta
Trộm luôn Chánh Pháp Phật Đà quang vinh
Đem làm giáo lý của mình
Nhưng mà nguyên lý quả tình hiểu đâu
Vụng về sử dụng cùng nhau
Việc làm kết quả trước sau tiêu tùng:
“Đạo mình pha trộn lung tung
Rất là mâu thuẫn, vô cùng kỳ khôi.”
Khi cơ mưu bại lộ rồi
Làm trò cười mãi cho người bàng quan.

Đôi khi ngoại đạo quanh ta / Trộm luôn Chánh Pháp Phật Đà quang vinh/ Đem làm giáo lý của mình/ Nhưng mà nguyên lý quả tình hiểu đâu
A Trader Steals Gold
Once upon a time, two traders ran some business together.
One was a seller of genuine gold, while the other, Tula cotton.
A buyer of gold came along and asked for a fire test before buying it.
The cotton trader stole the burnt gold and wrapped it with his Tula cotton, which got all burnt up by the red-hot gold.
Thus the stealing was revealed. Consequently, he lost both gold and Tula cotton.
Like them are the heretics, who steal from Buddhism and write in their own religion.
They wrongfully claim Buddhism to be their own teaching and deny copying from it.
For this reason, they burn and destroy their heretic scripture, which is disappeared from the world.
This is just like the story of the disclosure of the stealing of gold.
(Phần tiếng Anh trích dẫn trong “Sakyamuni’s One Hundred Fables”
của Tetcheng Liao)
(Thi hóa Kinh Bách Dụ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm