Thi hóa chuyện Kinh Bách Dụ: Muốn con mau lớn
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Nếu chúng ta không giải thích kinh thì khác gì kể chuyện, chẳng có ý nghĩa gì.
MUỐN CON MAU LỚN
Thuở xưa có một ông vua
Quý yêu công chúa mới vừa sinh ra
Nên vua mong muốn thiết tha
Con mình mau lớn để mà ngắm trông

Vua mong muốn thiết tha. Con mình mau lớn để mà ngắm trông
Vua bèn triệu đến hoàng cung
Lương y một vị tiếng lừng khắp nơi
Rồi vua thương lượng cùng người:
“Hiện ông có thuốc tuyệt vời gì không
Để cho công chúa uống xong
Tức thì mau lớn ta mong nhờ người.”
Lương y từ tốn trả lời:
“Thuốc hay như vậy kiếm thời cũng ra
Nhưng mà phải đến phương xa
Có điều tôi muốn trình qua cùng ngài
Tháng ngày tìm thuốc kéo dài
Thời công chúa phải ở ngoài chốn riêng
Ngài đừng thăm. Cần cữ kiêng.
Khi nào kiếm thuốc đã yên chuyện rồi
Và công chúa dùng xong xuôi
Tới thăm thuận tiện thời tôi thỉnh mời."
Vua nghe, ưng thuận, y lời.
Lương y từ biệt thảnh thơi ra về
Lên đường đi kiếm thuốc kia
Mười hai năm chẵn tới kỳ trở lui
Kiếm ra được thuốc quý rồi
Đưa công chúa uống tức thời thuốc tiên
Xong đưa công chúa đi liền
Vào trình diện đấng vua hiền trong cung.

Nhà vua rất đỗi vui mừng. Thấy công chúa đã vô cùng lớn khôn (Ảnh minh họa)
Nhà vua rất đỗi vui mừng
Thấy công chúa đã vô cùng lớn khôn
Ngợi khen thầy thuốc kia luôn:
“Thầy tài, thầy giỏi không còn ai hơn,
Và công chúa được nhờ ơn
Thuốc hay, chóng lớn, vô vàn tốt tươi.”
Sau khi vua nói dứt lời
Sai quan ban thưởng cho người có công
Nhiều tài vật quý vô song.
Mọi người rõ chuyện cười ông vua này
Là người dại dột lắm thay
Tuổi con mà cũng không hay biết gì.
***

Chỉ mong kết quả cho mau. Khó mà đạt được đạo mầu tối cao.
Người tu Đạo Phật từ bi
Hành trì cần phải rất chi chân tình
Tinh anh tìm hiểu tự mình
Rằng: “Khi nước đến sẽ thành ra ao
Dòng trong sẽ hiện trăng sao.”
Mới mong công đức trước sau vẹn toàn
Nếu không cố gắng chuyên cần
Không theo Phật Pháp vô ngần thâm sâu
Chỉ mong kết quả cho mau
Khó mà đạt được đạo mầu tối cao.
Kẻ ngu muội đáng cười sao!
(Thi hóa Kinh Bách Dụ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm