Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/09/2021, 12:19 PM

Trong đạo Phật giải thoát có nghĩa là gì?

Giải thoát là cởi bỏ sự trói buộc của phiền não, ràng buộc bởi sắc, ràng buộc của ý niệm sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não.

Người học Phật cần có tuệ giác để đạt được trạng thái giải thoát.

Người học Phật cần có tuệ giác để đạt được trạng thái giải thoát.

Bốn pháp giải thoát

Bài Kinh thứ mười, trong Tạp A Hàm Kinh có tên là giải thoát (解脫). Kinh giải thoát liền sau Kinh Yếm Ly. Nội dung chỉ khác ở đoạn kinh văn:

“Thánh đệ tử quán sát như vậy, giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, tưởng, hành, thức. Ta nói, đó cũng là sự giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não.” (聖弟子!如是觀者,於色解脫,於受、想、行、識解脫。我說是等解脫於生、老、病、死、憂、悲、苦、惱- Thánh Đệ tử! Như thị quán giả, ư sắc giải thoát, ư thọ, tưởng, hành, thức giải thoát. Ngã thuyết thị đẵng giải thoát ư sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não)[1].

Phật dạy, sự giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não xảy ra khi và chỉ khi vị tỳ kheo đó hành trì chân thật chánh quán về sắc (真實正觀). Thực hành chân thật chánh quán sẽ nhàm tởm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm tởm nên không ham muốn, vì không ham muốn nên được giải thoát. Giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não.

Giải thoát là cởi bỏ sự trói buộc của phiền não, ràng buộc bởi sắc, ràng buộc của ý niệm sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Biết rằng sanh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ. Khi tâm không còn ý niệm khổ bởi sanh, lão, bệnh, tử thì tâm đạt được trạng thái giải thoát.

Để đạt được trạng thái giải thoát, người học Phật cần tuệ giác. Tuệ  giác giúp vị ấy soi sáng con đường hành trì giáo lý Vô thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Dưới đây là bài Kinh giải thoát trong Tạp A Hàm Kinh:

KINH 10. GIẢI THOÁT[2]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức chẳng phải ta. Chẳng phải ta tức chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.

“Thánh đệ tử quán sát như vậy giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, tưởng, hành, thức. Ta nói, đó cũng là sự giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Chú thích: 

[1] Kinh Yếm ly, Tạp A Hàm, https://legacy.suttacentral.net/lzh/sa9

[2] https://legacy.suttacentral.net/lzh/sa10

Phật là bậc giải thoát

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm