Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Trùng phùng Phật pháp

Đôi lần được rong ruổi khắp Trung và Bắc Ấn Độ, để tìm lại những vết tích xưa dù đã hoang phế nhưng niềm tin vẫn đong đầy và xúc cảm luôn dâng trào.

Nhớ giọt nước mắt rơi trước thềm thang dẫn lối vào khu vườn Câu-Thi-Na yên tĩnh đang ru giấc ngàn thu quả tim hồng trác tuyệt, hay niềm hân hoan khôn tả khi bước chân trần tiếp xúc mảnh đất thiêng nơi vườn Kỳ Viên rợp mát. Và thảnh thơi từng hơi thở nhẹ ngồi nép mình dưới bóng mát cội bồ-đề bên đại tháp Giác Ngộ ngắm trăng Lăng Già rực sáng. Dẫu ngàn năm qua đi nhưng chưa hề tổn giảm giá trị một mảy trần nào. Chỉ thiếu một ánh sao mai nơi ánh hồng ló dạng để con thấy mình cũng an trú trong đêm Thành đạo nhiệm mầu thuở ấy.

Thầy Thích Chơn Khánh và một buổi thuyết giảng, trao truyền giáo pháp của Đức Thế Tôn. Ảnh: FBTG

Thầy Thích Chơn Khánh và một buổi thuyết giảng, trao truyền giáo pháp của Đức Thế Tôn. Ảnh: FBTG

Khi bánh xe pháp được vận hành, ngọn cờ bậc thiện trí được phất cao, Đức Thế Tôn đã miệt mài xóa mờ lằn ranh của giai cấp. Tăng đoàn của Người là biểu hiện của sự bình đẳng không phân biệt dù là bậc được xem là thượng đẳng như Tăng lữ, Vua Chúa, Vương gia trưởng giả... hay hạng hạ tiện được loại ra ngoài rìa của xã hội.

Với Đức Thế Tôn, không có sự phân biệt giữa đá sỏi hay ngọc châu, tất cả điều đồng đẳng trong giọt máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn.

Thế nhưng cho đến tận hôm nay, hơn 100 triệu người Dalit (hạng người được xem là dân hạ tiện) vẫn lầm lũi sống trong một quốc gia cường quốc hàng đầu thế giới. Những bàn tay đen đúa sần sùi luôn chìa ra tìm những tờ Rupi lẻ từ những đoàn khách hành hương. Những bàn tay được trao cho số phận hạ tiện và tước đi quyền được hạnh phúc. Những ánh mắt thật đẹp nhưng luôn e dè cúi xuống vì không dám nhìn thẳng vào người đứng cao hơn được tôn cao bởi bậc thềm của giai cấp... Xứ sở suối nguồn của đạo Phật, nơi pháp âm giải thoát được khởi xướng, nhưng không ứng dụng thời nào có đổi thay hướng thượng.

Hạnh phúc thù thắng nhất của chúng ta là tái sinh trùng phùng được Phật pháp, được trao tặng những di sản quý báu mà Đức Thế Tôn đã để lại cho đời. Thế nhưng, như gã cùng tử được trao minh châu trân bảo, chỉ cất vào chéo áo và chấp nhận một đời cùng tử. Ta lang thang qua bao kiếp luân hồi chắc vì lẻ chưa ứng dụng được những gia tài của Phật.

“Thế Tôn như người thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Như người khéo chỉ đường, biết con đường tốt chỉ cho rồi mà chẳng chịu đi theo, thật đó chẳng phải lỗi của người chỉ đường...”.

Mỗi sớm mai thức giấc, chào ngày mới với vài hơi thở thật sâu, mỉm cười một mình thay cho lời biết ơn đời mầu nhiệm, thủ thỉ với chính mình rằng: con Quy y Phật, con Quy y Pháp, con Quy y Tăng. Để nuôi dưỡng hạt giống lành dù còn bao kiếp lang thang dẫu chốn nào hình hài nào cũng tìm về an trú chánh pháp, để sớm thôi đời phiêu linh cùng tử.

Biết ơn Đức Thế Tôn, Người là nguồn cảm hứng bất tận cho đời!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Một viễn ảnh không xa

Xiển dương Đạo pháp 10:15 05/11/2024

Một viễn ảnh thế giới vị lai đầy hương hoa của chánh pháp sẽ không xa lắm khi con người tự biết cải thiện lấy mình bằng chánh pháp.

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm