Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/05/2023, 09:49 AM

Con đã gặp Đức Thế Tôn từ vô thỉ kiếp đến bây giờ…

Tôi nghĩ, mình là con Phật từ vô lượng vô thỉ kiếp rồi. Đời này gặp lại Phật, tôi lại tiếp tục đi trên con đường ấy, theo lời nguyện năm xưa.

Thông báo ngừng nhận bài dự thi 'Đạo Phật trong trái tim tôi'

Khẳng định điều đó vì từ thuở ấu thơ, ngay cả khi chưa biết đến chùa là gì thì tôi đã kính Phật. Hình ảnh của những vị Phật, Bồ-tát trên những bao nhang ngoại mua về thắp mỗi tối là hình ảnh đẹp nhất, đáng tin cậy nhất để mình nương tựa. Tôi nhớ mình đã cắt những chiếc bao nhang có hình Phật và dán ở góc riêng của mình, nơi tôi ngồi học bài và vẫn thường thủ thỉ nói chuyện với các ngài. “Con cầu Phật cho má, ngoại của con sống lâu, khỏe mạnh. Con nguyện đem tuổi thọ của mình để tặng cho má, ngoại mình”. Cứ thế, tôi tin là Phật cảm được tình thương tôi dành cho hai người thân nhất của mình khi không có ba bên cạnh.

1. Một hôm, cách đây 30 năm, có một cô Phật tử là bạn của bác hàng xóm tôi tới chơi. Cô ở cách nhà tôi vài huyện, nhưng khi nhìn tôi, cô bảo: “Con có căn lành, ráng tu theo Phật”. Rồi cô tặng tôi cuốn kinh Nhật tụng. Cô bảo, con học những bài sám ở cuối và đọc tụng mỗi ngày Chú Đại Bi, Bát-nhã và niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà.

Nhờ hiểu Phật, tác giả và mẹ trở thành bạn đạo.

Nhờ hiểu Phật, tác giả và mẹ trở thành bạn đạo.

Cô nói: “Con cứ đọc tụng, rồi sẽ thấy những điều mầu nhiệm”. Tôi tin và làm theo. Có lẽ do tôi được truyền niềm tin từ cô nên đã đọc thuộc Chú Đại Bi cùng bài Bát-nhã Tâm kinh chỉ sau một tuần. Kể cả bài sám “Đệ tử chúng con từ vô thỉ/ Gây bao tội ác bởi lầm mê/ Đắm trong sanh tử đã bao lần/ Nay đến trước đài vô thượng giác…”, tôi cũng nhanh chóng thuộc làu sau thời gian ngắn. Mỗi lần đọc tụng hoặc thắp hương lên bàn thờ tôi lại thấy xúc động, rưng rưng. Có một niềm hạnh phúc khó tả.

2. Khi tôi học lớp 8, nhà tôi mới bắt đầu biết đi chùa. Ngôi chùa làng cách nhà nửa giờ đồng hồ đi bộ là nơi tôi gửi gắm niềm tin tâm linh, được dồi trau sự tinh tấn.

Hồi đó, ngày rằm, mùng một nào tôi cũng đi chùa đọc kinh, rồi làm công quả, cùng tham gia sinh hoạt với gia đình áo Lam, dưới sự hướng dẫn của các anh chị huynh trưởng.

Thầy trụ trì chùa hiền lành và nói chuyện hài hước, trí tuệ, Phật tử rất thích. Tôi nhớ thầy từng nói, sở dĩ mình sinh ra ở nơi nghèo khó, ít hiểu biết Phật pháp, không tin nhân-quả là do mình đã từng gieo hạt giống xấu. Tôi nghe được câu “thân người khó được, Phật pháp khó nghe” từ dạo đó nhưng vẫn chưa tường tận lắm, dù thầy có giải thích rằng, để đủ nhân duyên lành trở lại làm người rất khó và được thân người mà còn nghe-hiểu-tin sâu Phật pháp là điều khó gấp nhiều lần hơn nữa.

3. Năm tôi học lớp 12, ngoại tôi bệnh nặng. Nhà nghèo, má tôi cũng ráng lo thuốc thang, chăm sóc ngoại. Bà bị tai biến nằm một chỗ, ăn uống cũng khó khăn. Tôi và má phát nguyện, sẽ cùng ăn chay trường để nếu có chút phước lành nào thì hồi hướng cho ngoại.

Tác giả Lưu Đình Long ký tặng sách Phật tử.

Tác giả Lưu Đình Long ký tặng sách Phật tử.

Có lẽ vì tình thương ngoại mà tôi và má đã không gặp khó khăn nào khi làm việc ấy. Vui vẻ, tinh tấn ăn chay và mỗi ngày đều đọc kinh, chú, sám hối tội nghiệp của mình và cả của ngoại. Tất cả đều hướng về bà, với mong ước duy nhất, nếu còn chút phước thì bệnh tình thuyên giảm, không thì để bà ra đi nhẹ nhàng, sanh về cõi lành, biết Phật pháp.

Không biết có phải nhờ lời nguyện ấy không, ngoại tôi đã xả báo thân tứ đại sau 4 tháng nằm liệt giường. Bà ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Nhìn nét mặt của ngoại ai cũng bảo bà đã yên lòng ra đi, nhìn đẹp như đang nằm ngủ.

Tôi và má từ đó cũng giữ thói quen trường chay cho đến nay cũng được 22 năm tròn. Thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng, giản đơn, bắt đầu từ chuyện ăn, chuyện mặc…

4. Nhân duyên sâu sắc nhất của tôi với Phật chính là vào năm 2005, tôi được tham gia khóa tu dành cho cư sĩ Phật tử do Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai hướng dẫn tại tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng). Hình ảnh giản dị, phong thái nhẹ nhàng, nụ cười trầm lắng và sâu của Thiền sư đã nhiếp tâm tôi, khơi gợi cho tôi tìm hiểu về “pháp môn Làng Mai”, thiền tập trong đời sống hằng ngày.

“Thở và mỉm cười” trở thành thần chú của tôi, với nhiều lời dạy: hãy đi như hôn vào đất mẹ, hơi thở là phép lạ khiến ta chánh niệm, tỉnh thức…

Thầy không nói gì cao siêu cả. Thầy dạy thở và tập sống có chánh niệm để biết mọi việc đang là - “bây giờ và ở đây”. Lần đầu tiên đọc “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư tôi đã khóc. Niềm hạnh phúc của một “cùng tử” được gặp Cha lành, tôi như chú Cát Tường trong tác phẩm, lấy cỏ làm tọa cụ và ngồi xuống bình an giữa mênh mông tình thương, sự hiểu biết.

Gần 20 năm qua, tôi được tập thở, học mỉm cười và quán chiếu nhân-duyên. Từ một người chỉ biết và tin Phật qua hình ảnh người “cứu độ” thì tôi đã “thấy Phật” ở ngay trong chính mình qua từng ý-ngữ-thân (suy nghĩ, lời nói, việc làm) hằng ngày của mình. Phật đâu có ở xa xôi, ngay hiện tại này nếu mình tỉnh thức, mình sống có chánh niệm thì phút ấy mình cũng là một vị Phật dễ thương. Những phàm phu, tham-sân-si của mình khi đó đã “đi chơi”, đã “chuyển hóa” và tâm mình từ lửa đỏ địa ngục đã hóa hoa sen dịu dàng.

Phật hay Ma, Địa ngục hay Tịnh độ đều từ một niệm mà biểu hiện. Do vậy đừng có tìm Phật ở bên ngoài, hãy về với Phật trong ta. Chưa bao giờ ý nghĩa của “Phật tại tâm” lại rõ ràng đến thế. Tôi nhớ mình cũng đã khóc khi được đi cùng Tăng thân, những bước đi như hôn vào Đất mẹ. Từ đó tôi nguyện học theo thầy:

“Thế Tôn là tình yêu đầu

Thế Tôn là tình yêu tinh khôi

Nghĩa là không bao giờ

Sẽ cần tình yêu cuối

Người là dòng sông tâm linh

Tuy đã từng chảy qua

Hàng triệu kiếp luân hồi

Nhưng luôn luôn còn mới.

 

Con đã đi tìm Thế Tôn

Từ hồi còn ấu thơ

Con đã nghe tiếng gọi của Thế Tôn

Từ khi mới bắt đầu biết thở

Thế Tôn là Bình An

Thế Tôn là Vững Chãi

Thế Tôn là Thảnh Thơi

Người là Bụt Như Lai”.

[Tìm nhau – Thiền sư Thích Nhất Hạnh]

***

5. Xã hội ngày càng hiện đại thì những lời dạy của Phật càng được chứng minh thực tế, rằng đây là phương pháp thực tập giúp mình vượt thoát biển khổ tử sinh. Gần gũi nhất, nếu ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày, trong các ứng xử từ công việc, gia đình đến các mối quan hệ thân gần, tất cả đều sẽ trở nên nhẹ nhàng, có chất liệu của bình an, giải thoát.

Tin và hiểu Phật là hai điều mà người Phật tử như tôi nên ghi nhớ để không tin một cách mù quáng mà cần phải học-hiểu-mới tin. Từ đó, xiển dương lời Phật một cách đúng đắn, không chỉ giúp mình mà còn giúp người. Tinh thần của Phật giáo chính là tự lợi, lợi tha. Chúng ta không thể giúp người nếu ta vẫn đắm chìm trong ba món độc (tham-sân-si) và phân biệt, thị phi, hơn thua các kiểu, thậm chí ngay với đồng đạo, chỉ vì họ không giống pháp môn của mình.

Giải thoát, tôi nghĩ không hề xa xôi, mà đơn giản từ “mắt thương nhìn cuộc đời”, từ sự “hiểu và thương” chính ta và muôn loại giữa biển tử sinh đầy ô trượt này…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024

Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.

Xem thêm