Trung Quốc lo ngại việc tái sinh của đức Đạt Lai Lạt Ma
Các quan chức chính phủ Trung Quốc liên tục cảnh báo rằng đức Đạt Lai Lạt Ma phải tái sinh trở lại trần gian, Ngài không có quyền quyết định tái sinh hay không tái sinh.
“Quyền quyết định về việc tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và về việc kết thúc hay tồn tại của dòng truyền thừa này, là nằm trong tay của chính phủ trung ương Trung Quốc.”
Trả lời báo giới bên lề kỳ họp quốc hội thường niên, ong Chu Duy Quần cho rằng ngày càng ít lãnh đạo nước ngoài tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma do quan ngại Trung Quốc phẫn nộ.
Ông nhấn mạnh rằng những cuộc tiếp đón như vậy sẽ khiến những lãnh đạo nước ngoài “không phân biệt được phải trái” này “đánh mất vị thế” trong mắt nhân dân Trung Quốc.
Ông Chu Duy Quần nói rằng: “Truyền thông quốc tế hiện cũng không mấy hứng thú với Đạt Lai Lạt Ma. Thậm chí ngay cả ở Tây Tạng, nhân vật từng đoạt giải Nobel Hòa bình này cũng không còn duy trì được ảnh hưởng như trước.
Tôi cho rằng sự phát triển của Tây Tạng… Đã khiến môi trường ở đây ngày một khấm khá, và đó là nguyên nhân cơ bản khiến chỗ đứng của Đạt Lai Lạt Ma trên trường quốc tế suy giảm”.
Và gần đây, đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi đã tuyên bố rằng ngài có thể là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng.
Đã từ lâu, các tín đồ Tây Tạng cho rằng họ sẽ không bao giờ công nhận một người lãnh đạo do chính phủ Trung Quốc chỉ định, và họ vẫn tiếp tục tin rằng đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tái sinh”.
Chính quyền Trung Quốc quy chụp đức Đạt Lai Lạt Ma, người sống lưu vong tại Ấn Độ sau sự thất bại của phong trào nổi dậy chống sự cai trị của chính quyền Trung Quốc năm 1959, là một phần tử ly khai bạo lực. Tuy nhiên, đức Đạt Lai Lạt Ma một mực bác bỏ cáo buộc kích động bạo lực và biện minh rằng Ngài chỉ muốn đòi quyền tự trị cho Tây Tạng.
Trong những năm 1950, quân đội của Mao Trạch Đông đổ dồn vào vùng đất Tây Tạng. Năm 1959, một cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng đã bùng nổ, và bị quân đội Trung Quốc nghiền nát. Để tìm con đường hòa bình cho nhân dân Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với 80.000 người dân đã phải vượt qua dãy Hymalaya để tỵ nạn tại Ấn Độ.
Kể từ đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nỗ lực để tìm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt đàn áp bằng con đường hòa bình, kiên quyết không sử dụng bạo lực và loại bỏ hận thù.
Trong nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc liên tục ngăn cản các cuộc gặp gỡ giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và giới chức Tây phương và Hoa Kỳ.
Và gần đây, đức Đạt Lai Lạt Ma 80 tuổi đã tuyên bố rằng Ngài có thể là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng.
Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm