Trung Quốc: Phật học viện Pháp Môn cổ tự nơi đào tạo tăng tài
Phật học viện Pháp Môn cổ tự tọa lạc huyện Phú Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Pháp Môn cổ tự được thành lập vào triều đại Đông Hán mạt niên, phát tích thời Bắc Ngụy, bắt đầu thịnh vào triều đại nhà Tùy, và đến triều đại nhà Đường ngôi đại già lam này cực thịnh, bởi ngọc Xá lợi xương ngón tay của đức Thích Ca Mâu Ni Phật được tôn trí thờ tại đây.
Chùa Pháp Môn ở tỉnh Thiểm Tây, không chỉ nổi tiếng với Xá lợi xương ngón tay của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mà nơi đây còn là Học viện Phật giáo đào tạo tăng tài.
Học viện là một trong những gì có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Ở đây, kỷ luật được chấp hành rất nghiêm chỉnh.
Buổi sáng bắt đầu với một giờ tụng kinh. Cách sống khác biệt này có thể là khó khăn đối với người ngoài. Cuộc sống đơn giản, nhưng không phải dễ dàng. Họ sống trong một thế giới hiện đại, nhưng thế giới tâm linh của họ vượt ra ngoài vật chất.
Sư Heng Jing đang trong năm đầu tiên của mình. Thầy cho biết việc nghiên cứu này đã củng cố niềm tin của mình, và thậm chí đã thay đổi hiểu biết của thầy về Phật giáo.
"Nếu không có các nghiên cứu tại trường Phật học, tôi không thể thậm chí đến gần với ý nghĩa thực sự của giáo lý Phật giáo. Với sự hướng dẫn của các vị thầy, tôi thấy việc nghiên cứu Phật giáo rất sáng tỏ", thầy nói.
Trong Phật giáo, hạnh phúc không phụ thuộc vào lợi lộc vật chất, mà là loại bỏ những mong muốn.
Giảng viên Guo Ding nói tư tưởng Phật giáo là triết học. Tất cả giáo pháp này dẫn đến 3 nguyên tắc: không làm điều ác, làm nhiều điều tốt, và cứu độ tất cả chúng sinh.
Thầy Xian Kong cho biết nghiên cứu tập trung vào kinh điển, giới luật và tư duy, cũng như chính trị xã hội, truyền thống Trung Quốc và tiếng Anh.
"Học viện có một sứ mệnh thiêng liêng là nhằm nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo Phật giáo. Phật giáo cho dù sẽ được quảng bá rộng rãi trong cả nước, nhưng sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tín đồ, mà còn ở số lượng tinh hoa của Phật giáo, những người giữ các giá trị truyền thống và thúc đẩy Phật giáo thay đổi một thế giới", thầy nói. Chính vì vậy, trong thập kỷ qua, trường chỉ đào tạo số lượng khiêm tốn 200 vị.
Thầy Xian Kong cho biết hiệu quả của giáo dục Phật giáo không được tính bằng quy mô, mà là bằng chất lượng thực sự của việc học.
Trung Quốc có hơn một chục trường Phật học trên cả nước. Các trường này cũng đã gửi tăng ni đi du học. Khi sự hiện đại được tích hợp vào đời sống Phật giáo truyền thống, nhiều người tin rằng giáo dục Phật giáo cần phải theo kịp với thời gian, để nuôi dưỡng tài năng của Phật giáo, và đạt được nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
Thích Vân Phong (Nguồn: fo.sina)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Phần Lan: Chùa Đại Thọ tổ chức lễ dâng y Kaṭhina
Quốc tế 11:58 11/11/2024Sáng 10/11, chùa Đại Thọ (Kerava, Phần Lan) đã trang nghiêm tổ chức lễ dâng y Kaṭhina PL. 2568 đến chư Tăng đã hoàn mãn ba tháng an cư mùa mưa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời chúc mừng ông Donald Trump
Quốc tế 11:20 11/11/2024Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ: “Tôi chúc Ngài thành công trong việc vượt qua nhiều thách thức phía trước, để thực hiện những hy vọng và ước mơ của người dân Hoa Kỳ, đóng góp cho hòa bình thế giới.”
Châu Nhuận Phát không chơi mạng xã hội, học cách “lắng nghe âm thanh trong tâm hồn”
Quốc tế 16:30 06/11/2024Tài tử Hong Kong Châu Nhuận Phát nói không đăng ảnh lên mạng xã hội vì dùng điện thoại đời cũ.
Xem thêm