Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ hạ nêu
Sáng ngày 11/02 (mùng 7 Tết Kỷ Hợi), lễ hạ nêu tại Triệu Miếu, Thế Miếu và điện Long An đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế (TT Huế) tổ chức.
Sau thời gian 14 ngày kể từ lúc dựng cây nêu trong Hoàng cung Huế. Lễ hạ nêu đã được tiến hành trang trọng theo phong tục xưa. Lễ hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (Đại nhạc, Tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu. Cây nêu ở sân Triệu Tổ Miếu, sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An.
Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn tân niên và tặng chữ chúc xuân. Kim ấn được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang – Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh và Bình yên. Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân. Ngay sau đó là lễ khai ấn cung chúc tân xuân. Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.
Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ mang ý nghĩa may mắn như Phúc, Lộc Thọ, Tâm, Tài, Đạt… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm năm mới Kỷ Hợi - 2019. Đây cũng là dịp để du khách gần xa chiêm ngưỡng nét đặc trưng của Cố đô Huế mà chỉ những dịp tết mới có.
Theo TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế cho biết, kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang – Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên.
Những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân. Kim ấn được đóng vào các tờ giấy có ghi các chữ Thư pháp mang ý nghĩa may mắn ở dạng thư pháp và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ trong năm mới.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm