Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/05/2024, 14:30 PM

Trước lo báo hiếu sau mới xuất gia

Hỏi: Tôi phải làm sao để loại bỏ ý nghĩ xuất gia này hay tôi phải làm sao để cho mẹ đồng ý? Thật lòng tôi rất muốn được xuất gia để sống đời sống phạm hạnh, không phiền não và được hết lòng phụng sự chúng sinh.

Hỏi:  

Tôi năm nay là sinh viên năm thứ hai. Sau khi nghe những bài pháp thoại của quý thầy, tôi đã ngộ ra mọi thứ trên đời này đều vô thường, tạm bợ. Tôi bắt đầu khởi lên ý nguyện xuất gia để học đạo nhằm giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh.

Từ lúc khởi tâm xuất gia đến nay đã mấy tháng rồi. Mỗi ngày tâm xuất gia của tôi càng trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng tôi không thể nào thuyết phục được mẹ tôi cho phép. Gia đình tôi có hoàn cảnh riêng, ba mẹ đã ly dị. Mẹ nghèo nên phải vay mượn bán buôn tảo tần để nuôi anh em tôi ăn học. Sau khi giác ngộ, tôi đã xin xuất gia hai lần mà mẹ kiên quyết không cho. Mẹ nói chỉ muốn tôi học ra trường, đi làm để có tiền lo cho bản thân, anh em và cho mẹ nữa.

Mẹ khuyên tôi bỏ cái ý định đó đi để tập trung học tập. Nhưng tôi không thể nào bỏ được cái ý nghĩ này, nó cứ quanh quẩn trong đầu và ngày nào tôi cũng phải nghe pháp mới chịu nổi.

Tôi phải làm sao để loại bỏ ý nghĩ xuất gia này hay tôi phải làm sao để cho mẹ đồng ý? Thật lòng tôi rất muốn được xuất gia để sống đời sống phạm hạnh, không phiền não và được hết lòng phụng sự chúng sinh.

352813190_639994248160140_5188014964755511901_n

Đáp: 

Bạn thật có duyên lành khi đến với Phật pháp bằng sự hiểu biết. Thấy rõ “mọi thứ trên đời này đều vô thường, tạm bợ; khởi lên ý nguyện xuất gia để học đạo nhằm giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh” chính là chánh kiến và chánh tín. Thấy biết đúng Chánh pháp và phát nguyện dũng mãnh như bạn là có căn lành, được gọi là “hảo tâm xuất gia”.

Tuy nhiên, để biến tâm nguyện cao cả ấy thành hiện thực là cả một quá trình. Phần lớn người xuất gia nào cũng phải trải qua nhiều gian lao, thử thách mới được bước chân vào đạo. Thành ra, một số người bước vào đạo quá thuận lợi dễ dàng, ít trải qua chông gai thử thách đôi khi lại không phải là điều hay.

Hiện thực cho thấy mỗi người có một nhân duyên xuất gia khác nhau. Hoàn cảnh của bạn hiện nay thì xuất gia chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Tình thương của mẹ dành cho bạn thì quá rõ! Buôn tảo bán tần nuôi bạn ăn học, không nề gian khó, chấp nhận nợ nần để nuôi hy vọng bạn sẽ là trụ cột của gia đình. Giờ đây, bạn bỏ mẹ mà đi (dù đi theo thánh hiền) vẫn là chưa phải lúc. Thế nên, câu ca dao “Tu đâu cho bằng tu nhà/Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” trở nên đúng đắn với bạn hơn bao giờ hết.

Bạn cần hiểu rằng, một người sau khi giác ngộ và hiểu biết sâu sắc về đạo Phật, không phải ai cũng xuất gia. Đệ tử Phật có hai hội chúng là tại gia (cư sĩ) và xuất gia (tu sĩ). Hai hội chúng này đều có vị trí, vai trò riêng trong việc tu tập tự thân, hộ pháp và hoằng pháp. Ở vị trí nào, chỉ cần làm tròn chức phận của mình thì đó đã là tu tốt rồi.

Vậy nên bạn hãy làm một Phật tử tốt. Cụ thể, bạn phát nguyện quy y Tam bảo, giữ gìn năm nhân cách đạo đức của người Phật tử (năm giới), hiếu thảo với mẹ, hòa thuận với anh em, chăm lo học tập, siêng năng làm việc, thương yêu mọi người. Những việc này, nếu bạn chưa làm được thì khó mà làm tròn phận sự của người xuất gia. Bạn hãy luôn quán niệm, ghi nhớ trong lòng hãy làm một Phật tử tốt, đây chính là cơ sở vững chắc của con đường xuất gia ở tương lai.

Như vậy, tâm nguyện xuất gia cao cả của bạn vẫn luôn ấp ủ và nuôi dưỡng. Vì hoàn cảnh gia đình nên tạm thời chưa nghĩ đến xuất gia, chỉ tu tập tại gia, làm một Phật tử tốt mà thôi. Sau một thời gian, nhờ sự cố gắng học tập và nỗ lực tu hành của chính mình, bạn ngày càng trở nên chín chắn, trưởng thành hơn về nhiều phương diện trong cuộc sống. Bấy giờ, bạn có thể cùng với mẹ vực dậy kinh tế gia đình, nuôi em ăn học thành tài, cùng dắt dìu nhau qua chặng đường gian khó.

Lúc này, nếu tâm nguyện xuất gia của bạn vẫn còn được hâm nóng, bạn có thể xin phép mẹ xuất gia. Chữ hiếu dẫu chưa tròn nhưng thiết nghĩ những gì bạn làm được đã nói lên tất cả. Bạn sẽ thanh thản bước vào đường đạo với nụ cười tiễn chân của mẹ và lòng thương kính của anh em. Những con đường khác thì có sớm muộn và nhanh chậm nhưng xuất gia thì không. Đi sau về trước là chuyện thường trong nhà đạo. Phật ở Ấn Độ, ở Cực lạc, ở ngay trong nhà bạn, và cũng ở nơi tự tâm mỗi người.

Theo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có nên phân biệt khi bố thí và cúng dường?

Hỏi - Đáp 17:30 16/06/2024

Vừa qua, tôi gặp một người hành khất liền bố thí và nghĩ rằng làm phước thì việc nào cũng tốt. Tuy nhiên, bạn tôi nói rằng “từ bi phải có trí tuệ”, phải biết cái nào phước lớn, biết người nào nên và không nên cho, để tránh người khác lợi dụng lòng tốt của mình.

Tùy duyên trong Phật giáo là thế nào?

Hỏi - Đáp 10:05 16/06/2024

Hỏi: Tôi thường nghe các Phật tử nói “mọi chuyện cứ tùy duyên”. Xin hỏi, trong Phật giáo tuỳ duyên là thế nào? Tùy duyên có giống như quan niệm “cái gì đến rồi sẽ đến”?

Mơ hồ khi nghe lấy “trí tuệ và phước đức làm sự nghiệp” của đời người?

Hỏi - Đáp 11:05 15/06/2024

Hỏi: Cuộc sống rất cần thực tế, ai cũng đặt mục tiêu giàu có sung sướng, mà thầy lại nói lấy trí tuệ và phước đức làm mục tiêu, làm sự nghiệp, con nghe mơ hồ quá, mong thầy giải thích rõ hơn?

Mưu cầu cuộc sống sung sướng hạnh phúc, giàu sang có trái với lời Phật dạy không?

Hỏi - Đáp 09:48 15/06/2024

Hỏi: Bạn bè con nói, con người sống là cố gắng kiếm được nhiều tiền, phấn đấu trèo lên chức vụ cao, chọn được người vợ đẹp có thể diện, có nhà cao xe đẹp, hưởng cuộc sống sung sướng, giàu sang. Mục tiêu này chính là cái đích, cũng là ước mơ của rất nhiều người, như vậy, có trái lời Phật dạy không?

Xem thêm