Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/06/2022, 17:07 PM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm: "Tu sĩ yêu nước sẽ làm tốt vai trò 'hộ quốc an dân'"

Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển trong 40 năm qua, Hòa thượng Thích Như Niệm cho rằng không phải tự nhiên mà Giáo hội chọn “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” làm phương châm hành đạo.

Ảnh: Ngộ Dũng

Ảnh: Ngộ Dũng

Trong chừng mực nào đó, Phật giáo và Dân tộc luôn hòa quyện, gắn bó với nhau để tạo thành một khối thống nhất không thể tách rời. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo với Dân tộc, để cùng phát triển trong tương lai.

Có thể nói từ khi thành lập cho đến hiện nay, Phật giáo TP.HCM đã trải qua 3 thời kỳ lãnh đạo. Mỗi thời kỳ luôn có những sự phát triển khác nhau, nhưng có thể nói diện mạo Phật giáo ở thành phố và các tỉnh thành khác đều phát triển theo xu hướng của xã hội. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các cấp lãnh đạo chính quyền luôn quan tâm và tạo điều kiện, để Phật giáo được phát triển đồng hành trong sự phát triển của dân tộc.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm - Ảnh: Bảo Toàn

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm - Ảnh: Bảo Toàn

Với kinh nghiệm hành đạo của mình, Hòa thượng Thích Như Niệm, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho biết: “Trong những năm tháng lãnh đạo Phật giáo địa phương Phú Nhuận, nhờ phối hợp với các cấp chính quyền mà chúng tôi đã giữ lại được nhiều tự viện cho Phật giáo. Phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, trong những năm qua tôi thực hiện nhiều công tác từ thiện. Để có được những thuận duyên, tôi kết nối với lãnh đạo chính quyền địa phương nơi đến, nhờ thế mà mọi việc luôn thuận lợi, không gặp khó khăn và trở ngại”, Hòa thượng chia sẻ.

Hòa thượng dẫn lại lịch sử, Phật giáo đã dâng hiến cho dân tộc những vị thiền sư là quốc sư, những người có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. “Các ngài đã khuyến hóa nhân dân, tham vấn triều đình để cùng nhau giữ gìn non sông gấm vóc từ các thời đại phong kiến cho đến sau này, các nhà sư vẫn luôn tận tâm cống hiến cho dân tộc, nhiều cơ sở chùa chiền trở thành căn cứ cách mạng, những tu sĩ và Phật tử hy sinh giành lấy quyền độc lập, tự do cho quốc gia, đã được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sĩ”.

Tinh thần “hộ quốc an dân” được biểu hiện là Phật giáo bao giờ cũng đặt sự tồn vong, sự phát triển của mình trong sự tồn vong và phát triển chung của dân tộc. Điều này lịch sử đã minh chứng qua nhiều thời đại. Có thể thấy, trong dòng chảy của dân tộc luôn có sự hiện hữu và đồng hành của Phật giáo. Tinh thần đồng hành đó, có thể lấy câu nói của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đầu tiên làm một sự đúc kết chính xác: “Những gì tôi làm lợi ích cho Đạo pháp tức là lợi ích cho Dân tộc; những điều tôi làm lợi ích cho Dân tộc tức là lợi ích cho Đạo pháp”.

Nói về hướng đi của Phật giáo thành phố trong tương lai, Hòa thượng nhận định, vị lãnh đạo Phật giáo, ngoài việc am tường về giáo lý, nắm rõ Hiến chương thì cũng cần nêu cao tinh thần yêu nước, hiểu rõ về lịch sử dân tộc, có sự gắn kết tốt với chính quyền các cấp để tạo sự hài hòa trong phương châm hành đạo. Là người phải khéo vận dụng khế cơ, khế lý của Phật giáo trong việc xây dựng đạo pháp và phục vụ lợi ích cho tha nhân. Cần nêu cao lợi ích chung trên lợi ích riêng của mình, làm được như vậy thì chắc chắn Phật giáo sẽ hưng thịnh và phát triển trong tương lai.

Hòa thượng Thích Như Niệm, sinh năm 1936, hiện là Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; nguyên Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nhiệm kỳ II (1987-1990); nguyên Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM (nhiệm kỳ VII, VIII), nguyên Chánh Đại diện Phật giáo quận Phú Nhuận (từ năm 1983 đến 1992).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

Tăng sĩ 10:16 14/04/2024

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh, đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

Tăng sĩ 15:08 07/04/2024

Môn hạ tông phong chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) trang nghiêm tưởng niệm 10 năm viên tịch của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Chủ tịch HĐTS, sáng 6/4.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Tăng sĩ 19:38 05/04/2024

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

TP.HCM: Thượng tọa Thích Đồng Tu viên tịch

Tăng sĩ 17:23 31/03/2024

Do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Đồng Tu đã thâu thần viên tịch lúc 13h30 ngày 31/3/2024 (22/2/Giáp Thìn) tại chùa Pháp Linh (số 232A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trụ thế 59 năm, 32 hạ lạp.

Xem thêm