Ngài Đạo An đặt nền móng họ Thích cho tăng sĩ Phật giáo
Ngài Đạo An xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học nhiều đời. Đạo An ra đời trong bối cảnh đúng vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc ở cuối đời Tây Tấn “Loạn Bát Vương” vừa kết thúc “Loạn Vĩnh Gia”.
Lời dẫn
Trung Quốc tên chính thức là nước “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, là một quốc gia chủ quyền nằm tại Đông Á, với diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và số lượng dân số đông nhất thế giới. Không những thế, Trung Quốc còn là một trong những quốc gia có nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại. Có thể nói rằng, sự hiện diện của Phật giáo trong vùng đất rộng lớn và đông cư dân đã mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình tồn tại và phát triển của Trung Hoa.
Trong thời đại Đông Tấn (317- 420 TL), Phật giáo được xem là phát triển trên cả hai phương diện hình thức tín ngưỡng và tư tưởng triết học. Có nhiều danh tăng đến từ Ấn Ðộ và đặc biệt là ngay tại Trung Hoa xuất hiện nhiều tăng sĩ tài ba, đóng góp cho công trình phiên dịch và truyền bá Chính Pháp. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp lớn lao trọn đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của ngài Đạo An – một trong những bậc “Ưu Kiệt Danh Tăng” của Phật giáo Trung Hoa nhà Tiền Tần, thời đại Đông Tấn. Đạo An là người khởi xướng việc lấy họ “Thích” làm họ chung cho những người xuất gia, được tồn tại mãi cho đến ngày nay.
Đại sư Hám Sơn - Vị đại sư chỉ xem thế gian như "cõi mộng"
Thân thế của Ngài Đạo An
Đại sư Đạo An (312-385) họ Vệ, người Thường Sơn, huyện Phù Liễu, thuộc quận An Bình (nay thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc). Còn năm sinh của Đạo An thì theo sử liệu của HT.Thanh Kiểm là năm 312 SCN và theo HT.Thánh Nghiêm là năm 314 SCN. Sự chênh lệch nhau chỉ hai năm nên cũng không có gì ảnh hưởng nhiều. Riêng về năm mất thì cả hai nguồn sử liệu đều giống nhau là năm 385 SCN. Truyền thuyết Thích Đạo An xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học nhiều đời. Đạo An ra đời trong bối cảnh đúng vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc ở cuối đời Tây Tấn “Loạn Bát Vương” vừa kết thúc “Loạn Vĩnh Gia”. Bất hạnh sớm mất song thân, Đạo An trở thành mồ coi ngay tấm bé, thiếu sự chăm sóc và thương yêu của gia đình, mai nhờ được một người anh họ Khổng phía bên ngoại cưu mang nuôi dưỡng.
Đến năm 12 tuổi Đạo An phát tâm xuất gia, thần tính thông hối nhưng vì “hình mạo vừa nhỏ lại vừa xấu” nên không được thầy quý mến, sai làm việc vặt ruộng nương suốt ba năm. Trong thời gian ấy, Đạo An chỉ biết làm lụng vất vả, tinh tấn siêng năng không mệt mỏi, trai giới chưa từng khiếm khuyết. Thời gian sau, Đạo An mới đến xin thầy cho học kinh sách. Thầy bèn trao cho quyển kinh Biện Ý, dài khoảng 5000 chữ trong đó nội dung chủ yếu là nêu lên giáo nghĩa nhân quả thiện ác báo ứng của Phật giáo, và dạy người đời phải hết lòng hiếu thuận. Đạo An mang theo quyển kinh bên mình khi ra đồng, mỗilúc nghỉ ngơi thì đem ra học, đến chiều tối thì mang quyển kinh về trả lại cho thầy để xin mượn quyển kinh khác. Sư phụ liền quở, Đạo An thưa: “Bạch Thầy! Con đã học hết rồi.” Thầy lấy làm lạ, không tin lắm nhưng vẫn đưa cho ngài một quyển kinh khác, đó là kinh Thành Cụ Quang Minh, dài gần một vạn chữ, thuộc về Thiền Đại thừa. Cũng như hôm trước, sáng sớm Ngài lại ra đồng, mang theo quyển kinh, tối về chùa lại trả quyển kinh cho Sư phụ. Ngài đọc thuộc lòng quyển kinh cho Sư phụ nghe, hoàn toàn không sai, không sót một chữ nào. Cuối cùng, Đạo An cũng được thầy quý mến. Năm 20 tuổi, Ngài được thầy cho thọ giới cụ túc và sau đó cho phép du phương học đạo.
Khoảng năm 335, Đạo An tới đất Nghiệp. Chính tại nơi đây,ngài đã được gặp vị cao tăng trứ danh, đó là ngài Phật Đồ Trừng. Lúc này, Đạo An mới hơn 20 tuổi, mà ngài Phật Đồ Trừng thì đã hơn 100 tuổi. Hai ngài gặp nhau, tuy tuổi tác quá chênh lệch, nhưng khi đàm luận thì rất hợp ý nhau. Vì thế, ngài Phật Đồ Trừng rất quý trọng tinh thần cầu học cũng như trí thông minh của ngài. Từ đó, Đạo An tôn thờ ngài Phật Đồ Trừng làm thầy, trọn đời cung kính. Trong chúng bấy giờ thấy tướng mạo ngài xấu xíliền đem lòng khinh thị. Ngài Phật Đồ Trừng biết vậy liền nói: “Người này có kiến thức cao vời, không phải bọn các ông có thể sánh kịp”[2. Tr. 54].
Năm 348, ngài Phật Đồ Trừng viên tịch. Trong suốt thời gian 13 năm, Đạo An luôn ở sát bên ngài Phật Đồ Trừng để tu học; chủ yếu là kinh điển Tiểu thừa, ngoài ra còn học kinh Bát Nhã của Đại thừa. Về phương diện lý luận Phật giáo, Đạo An đã đặt được một nền tảng vững chắc, vượt trội hẳn mọi người. Mỗi lần Phật Đồ Trừng giảng kinh, Đạo An đều đem giảng lại cho đại chúng nghe. Sự việc này khiến nhiều người lấy làm bất mãn, họ đưa ra nhiều câu hỏi gây khó dễ cho Ngài. Nhưng Đạo An đều giải đáp tất cả, sau khiến cho hết thảy mọi người đều kinh ngạc [3. Tr. 9].
Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất
Thống nhất họ Thích cho tầng lớp Tăng sĩ Phật giáo
Trong công cuộc phát triển Phật giáo Trung Quốc, ngài Đạo An đã cống hiến những thành quả lớn lao ở nhiều phương diện. Trước tiên, ngài Đạo An thành công trong việc biên tập “Mục Lục Kinh Điển”. Kế đến Ngài Đạo An còn đề xuất việc đặt một họ chung thống nhất cho giới tu sĩ: Hễ là người xuất gia, đều nên mang họ Thích (Ca). Trung Hoa là đất nước của những người thích tĩnh lược. Chữ Thích Ca (Sakya) thì lược âm sau, thành Thích; Bồ Đề Tát Đỏa, một từ gồm 02 chữ, mỗi chữ có 02 âm, liền bỏ âm cuối của mỗi chữ, thành ra một từ Bồ Tát. Cũng một kiểu tĩnh lược đó, đáng ra người nam thì gọi là Thích tử (con trai dòng họ Thích), người nữ gọi là Thích nữ (con gái dòng họ Thích), ngày nay, nữ thì Thích nữ, còn nam thì chỉ là Thích thôi.
Việc Đạo An đề xuất người xuất gia đều lấy họ Thích, có những vấn đề bức xúc của xã hội, cần được giải quyết, và đề xuất của Đạo An giải quyết được những điề Vì trước đó, ngay như Ấn Độ là cái nôi Phật giáo, nhưng giới tu sĩ đều giữ nguyên tục danh của mình. Như đức Phật Thích Ca được gọi là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), đơn giản nghĩa là bậc tu hành đáng kính của dòng họ Thích Ca (Muni là tiếng Ấn Độ, xưng tụng hay kính trọng gọi bậc tu hành, dịch là “Thánh giả” – bậc Thánh). Người ta còn gọi Phật với danh từ “Sa Môn Gotama/ Sa Môn Cồ Đàm” tức là ông Sa Môn – tu sĩ – của dòng họ Cồ Đàm [9]. Thỉnh thoảng người ta kêu Phật là ông Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta (/Tất Đạt Đa), tức ông Tất Đạt Đa của dòng Cồ Đàm. Các đệ tử nhập thất của Phật, như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Đại Ca Diếp, Phú Lâu Na, A Na Luật… đều là tên đời cả. Khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, lúc đầu người ta cũng gọi vị ấy là tu sĩ theo tên đời, ví dụ đời Hán có Nghiêm Phật Điều – người Hán xuất gia đầu tiên tại Trung Quốc (được biết trong thư tịch ghi chép) có tham gia dịch Kinh, đời Tam Quốc có Chu Sĩ Hành sang Tây Vực cầu Kinh. Về sau, Tăng sĩ nước ngoài vào Trung Quốc truyền đạo, người Trung Quốc mới gọi họ theo tên quốc gia của vị ấy, để chỉ xuất xứ của vị Tăng ấy, ví dụ ngài An Thế Cao, (cư sĩ) An Huyền người nước An Tức (Iran ngày nay) hay ngài Khương Tăng Khải, Khương Tăng Hội người nước Khương Cư (thuộc Uzbekistan ngày nay) [10], Chi Đạo Lâm, Chi Khiêm người nước Đại Nguyệt Chi (thuộc Turkmenistan ngày nay), Chi Khiêm còn gọi là Ngô Chi Khiêm, vì ông là người nước Đại Nguyệt Chi, nhưng sang Trung Hoa thì ở nước Ngô hoằng Đạo; Vu Pháp Khai, Vu Pháp Lan đều là người nước Vu Điền (xưa thuộc Tây Vực, nay thuộc Tân Cương Trung Quốc ngày nay)…; hoặc là lấy họ theo Thầy của mình, cũng như Thầy của Đạo An tên Trúc Phật Đồ Trừng (thuộc Ấn Độ ngày nay) thì tên của Ngài là Trúc Đạo An. Khi ấy, tăng sĩ nước ngoài sang Trung Hoa ngày một đông, người Trung Quốc không biết gọi họ tên các vị xuất gia người Hán tu theo các Tăng sĩ ấy là gì. Bởi vì người Hán chỉ gọi người ta bằng họ, không hề gọi trực tiếp tên, như Từ lão sư (Thầy họ Từ), nhưng Từ lão sư tên gì thì thật không ai gọi, vì lịch sự. Thế nên khi không biết gốc gác của vị Sư phụ của người Hán mình quen biết kia là gì (ở nước nào), hôm qua còn biết anh họ Lý, chị họ Tống, giờ thì biết anh chị theo hướng cao siêu rồi, xuất trần rồi, thì ấm ớ mãi chẳng biết gọi “Pháp sư” gì. Đó là vấn đề nghiêm trọng thứ nhất trong đời sống thời ấy.
Vấn đề nghiêm trọng thứ hai trong đời sống thời ấy, trong con mắt Đạo An, là vấn đề chia tông gây phái, tạo thành tình thế phân tách chia rẽ rồi dẫn tới chê bai chống đối ganh ghét lẫn nhau trong nội bộ toàn thể Phật giáo nếu không được kềm chế, trong hiện tại khi ấy và tương lai. Khi ấy, đời Đạo An (312-385), đời Đông Tấn-Ngũ Hồ Thập Lục Quốc. Phạm Tăng đến Trung Hoa đã rất nhiều rồi. Bắt đầu được chính thức ghi nhận trong Kinh điển, là đời Hậu Hán An Thế Cao năm đầu niên hiệu Kiến Hòa của Hậu Hán Hoàn Đế (147) vào Trung Hoa, vùng Giang Hoài (vùng đất nằm giữa 02 sông Giang và Hoài – trên bờ bắc Trường Giang và dưới bờ Nam Hoài Hà), dịch Kinh hơn 30 bộ. An Thế Cao là vương tử bỏ ngôi đi tu, “bác học đa văn, thông kim quán cổ, giỏi A Tỳ Đàm, chuyên dạy Thiền quán”[6]. Hán Tăng Nghiêm Phật Điều quê vùng Lâm Hoài (gần đó) giúp Ngài phiên dịch, bái An Thế Cao làm sư phụ. Khi đó, năm 147, Trung Quốc đã có người Hán xuất gia rồi, ngôn ngữ đã quen hiểu giữa tiếng Hán và tiếng ngoại quốc rồi. Kế lại có cư sĩ An Huyền dịch Pháp Kính Kinh, lại là một vị quan của nước An Tức; Nghiêm Phật Điều cũng phụ dịch. Hai vị nước An Tức này đều dịch Kinh Luận “Tiểu thừa”. Cũng thời gian đó, Hậu Hán Hoàn Đế, Chi Lâu Ca Sấm người nước Đại Nguyệt Chi, sang Lạc Dương (cũng thuộc Giang Hoài, nhưng là thủ đô thời đó) dịch 13 bộ Kinh, toàn là Kinh Đại Thừa Bát Nhã Tính Không thời đó.
Việc nghiên cứu giáo lý, phân tích trình bày, giảng giải Kinh điển cũng phát triển. Phương pháp “Cách nghĩa” của Trúc Pháp Nhã và Khương Pháp Lãng, phong thịnh một thời Đông Tấn-Ngũ Hồ Thập Lục Quốc và Nam Bắc Triều, truyền xuống tới Tỳ Phù, Đàm Tông 02 cao Tăng thịnh danh thời Nam Bắc Triều. Cách Nghĩa, là vay mượn văn hóa, ngôn ngữ của Nho giáo và Lão giáo, vay mượn các hình ảnh, điển cố của văn hóa Trung Hoa mà giải thích và trình bày giáo lý Phật giáo [8]. Bản thân Cách Nghĩa trở thành một phái hệ lớn, tới cuối đời Nam Bắc Triều, nhưng ngay khi nó chưa được vững vàng thành trưởng, Đạo An đã nỗ lực cản trở nó rồi, cho rằng nó làm lu mờ nội dung chân thật của Kinh điển Phật giáo.
Thân thế và sự nghiệp hoằng hóa Phật pháp của Đại sư Huệ Viễn
Phật giáo Trung Hoa khi ấy, trăm hoa đua nở, tự thân mỗi nhóm, mỗi hướng, tự lập môn hộ, tự theo “tôn chỉ” của Thầy mình, có thể là đã có những xích mích âm thầm hay biểu lộ.
Chính vì những vấn đề cấp thiết cần giải quyết của xã hội trước mắt đó, Ngài Đạo An đã đề xướng: “Cái gốc của đại sư, không ai tôn quí bằng đức Thích Ca, cho nên hãy lấy họ Thích làm họ mình”[4]. Đây là sự phản ảnh trực tiếp phức tạp của Phật giáo tại thời điểm ghi danh vào Trung Quốc. Có nguy hiểm nên nó thực hành tiêu chuẩn để lấy một “Họ” trên cơ sở quốc tịch, mà thực hiện lời nói trên sẽ làm Phật giáo Trung Quốc với một đặc tính của giáo phái, làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh và phá vỡ, suy yếu sâu sắc của những Phật tử, sau khi tất cả các thành viên của cùng một tín ngưỡng, cũng như bất kỳ xu hướng mà họ có thể kết hợp thành một nhóm khác. Đạo An tuyên bố rằng, vào thời điểm số lượng của dân tộc tăng già Trung Quốc đang ở trong tình trạng tăng mạnh, Phật tử Trung Quốc nên từ bỏ sự đa dạng khó hiểu của họ và thành viên của gia tộc Sakya, từ bỏ tên gia tộc thế tục của họ, như để nói, “ chúng ta đã rời bỏ gia đình, vì các đệ tử lập tức đi đến với Sahyabuddha, tất cả chúng ta đều bình đẳng và không phân biệt mưu cầu con đường của Ngài, phải lấy danh hiệu của Ngài cho chính chúng ta”[7. Tr. 722]. Sinh mạng là lời khuyên đầu tiên của Ngài Đạo An về điều này cho những người theo Ngài, hàng trăm tu sĩ ở Tan-his-ssu đang bận rộn với việc học tập dưới sự hướng dẫn và lãnh đạo của Ngài, mà họ là người đầu tiên đưa đề xuất của họ vào thực hành.
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là họ của đức Phật là Gotama (Cồ Đàm), còn Sakya (Thích Ca) lại là tên của bộ tộc. Vậy thì dựa vào nền tảng nào mà Ngài Đạo An đã lấy Sakya để đặt họ chung cho giới tu sĩ mà không phải là Gotama? Khi đọc vào hệ Kinh tạng Nam truyền hay Luật tạng, thường hay bắt gặp danh xưng “Sa môn Thích tử (Sakyaputtaya Samanas). Đây chính là tên gọi dành cho giáo đoàn của đức Phật. Vì Sakya (Thích Ca) là tên của bộ tộc đức Phật nên việc lấy danh xưng giáo đoàn của Ngài là “Sa môn Thích tử” thì cũng hợp lý. Và có lẽ danh xưng này đã phổ biến và khá quen thuộc nên chữ “Thích” vô tình trở thành “Họ” như một sự mặc nhiên. Riêng Ngài Đạo An chắc cũng đã căn cứ dựa vào cơ sở Thánh tộc (tức Giáo đoàn) trên, cho nên những người con được sinh ra trong Thánh tộc thì phải lấy theo dòng họ Thánh, vì vậy mà đã hệ thống và đặt định lấy họ chung là “Thích”. Không biết thế nào, nhưng đây chính là công lớn của ngài Đạo An. Về sau, khi Kinh tạng được truyền sang đầy đủ, thì trong Tăng Nhất A Hàm có câu: “Sông ở bốn phương khi đã chảy vào biển cả thì không con sông nào còn giữ tên của mình; trăm họ khi đã làm sa môn thì đều xưng mình là dòng giống Phật”[4]. Nhưng vào giai đoạn Ngài Đạo An thì Tạng Kinh chưa truyền sang đầy đủ, Vậy mà mọi người vẫn chấp hành theo những gì ngài Đạo An đề xướng mà không hề có một sự phản đối. Không chỉ riêng tu sĩ trong nước, mà ngay cả những Tăng nhân từ nước ngoài đến cũng phải tuân theo lệ này. Đủ thấy được uy đức của Ngài Đạo An phủ trùm quá lớn. Bắt đầu từ đó cho đến nay, những tu sĩ ở Trung Quốc đều lấy chung họ “Thích”; và những quốc gia có ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc cũng đều lấy họ “Thích” làm họ chung.
Được sự phù trợ của kinh điển thì việc lấy họ Thích cho Tăng sĩ của Ngài Đao An càng trở nên vững vàng và đã trãi qua hơn một ngàn sáu trăm năm. Bằng chừng ấy công việc cũng đủ thấy sự đóng góp của Ngài Đạo An cho tiến trình Trung Quốc hóa Phật giáo là rất lớn.
Lời kết
Khi biên tập “Cao Tăng Truyện” Huệ Hiệu [5] đã chia cao tăng thành hai loại. Thứ nhất là giảng kinh, thuyết pháp truyền bá nổi tiếng (Famous monks). Thứ hai là cao tăng kiệt xuất, có sự đóng góp tạo ra một thời đại mới cho Phật giáo (Eminent monks). Trong hai loại cao tăng ấy thì ngài Đạo An được liệt vào loại thứ hai xuất chúng ngang qua những cống hiến của ông đã mở ra một thời đại mới cho Phật giáo Trung Quốc.
Sự cống hiến và ảnh hưởng của Ngài Đạo An, chiếm một địa vị tối quan trọng trong nền Phật giáo Trung Quốc nói riêng cũng như Phật giáo thế giới nói chung. Không những người đương thời kính trọng ngang qua trí tuệ và phong cách nghiên cứu nghiêm túc của Ngài, mà người đời sau cũng từng khen ngợi và thầm biết ơn khi Ngài Đạo An đã đề xướng dùng họ Thích cho hàng tăng sĩ Phật giáo. Thật sự không biết dùng mỹ từ nào để tán thán Ngài Đạo An, vì các bậc tiền bối, các học giả đã hết lời ca ngợi Đạo An như Cưu Ma La Thập khi qua tới Trường An nhìn vào những công trình của Ngài Đạo An phải thốt lên rằng “Đông Phương Thánh Nhân”
Chú thích:
1. Pháp sư Thánh Nghiêm (2010), “Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc”, Nxb Phương Đông
2. HT.Thích Thanh Kiểm (2010), “Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc”, Nxb Tôn Giáo, tr. 54
3. Nguyên Tác: Thái Phiên, Trần Nguyên Thảo (dịch). 2014 “Truyền thuyết Cao Tăng truyện Trung Hoa”, Nxb Tôn giáo, tr. 9
4. Hồng Tu Bình, Đại An Đạo Sư, nguyên tác Hán văn Hạnh Cơ dịch.
5. 《高僧傳》卷5:「釋慧皎」(CBETA, T50, no. 2059, p. 351, b23)
6. Xuất Tam Tạng Ký tập, quyển 06.
7. Zenryu Tsukamoto. Leon Hurvitz (dịch). A HISTORY OF EARRLY CHINESE BUDDHISM,Tâp 2, Tokyo, 1985, page 722.
8. https://baike.baidu.com/item/格义 và https://zh.wikipedia.org/wiki/格義
9. Phật có nhiều họ. Đó là theo văn hóa Ấn Độ xưa nay.
10. Xem Phụ Lục , bản đồ Khương Cư xưa trong Tây Vực và nay
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật
Tăng sĩ 09:47 19/12/2024HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.
Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại tổ đình Chúc Thánh
Tăng sĩ 13:45 07/12/2024Chư tôn đức Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh sáng 6/12 đã cử hành khóa lễ cung tiến Giác linh Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo và lịch đại Tổ sư, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An, Quảng Nam).
Thà chết chứ nhất định không phá giới
Tăng sĩ 19:30 27/11/2024“Nếu chết thì xin được chết, chứ không thể phá bỏ giới luật”.
Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Tăng sĩ 11:21 27/11/2024Hòa thượng Giới Đức có thế danh Nguyễn Duy Kha, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Dạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân sinh Hòa thượng Giới Đức là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.
Xem thêm