Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/11/2020, 17:29 PM

Truyện cổ Phật giáo: Ai không phải chết?

Trong đời người, từ lúc đầu sinh ra, phải trải qua sự già yếu và bệnh tật để rồi đi thẳng tới cái chết. Ai ai cũng phải đi qua quãng đường ấy, không ai có thể thoát được.

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Có sinh thì nhất định phải có tử, chuyện sinh tử vô thường của đời người là một sự thật vậy.

Thời xưa ở Ấn Độ, trong thành Xá Vệ có một ông phú hộ. Khổ nỗi phú quý không được vẹn toàn nên gia tài tuy kếch sù nhưng tuổi đã gần 50 mà trong nhà chưa có tiếng trẻ khóc, vì thế' ông đi cầu tự khắp nơi.

Quả nhiên trời xanh không phụ lòng người có chí, chẳng bao lâu phu nhân hoài thai và 10 tháng sau sinh hạ được một cậu bé bụ bẫm trắng trẻo, hai vợ chồng mừng rỡ vô hạn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cha mẹ già sinh con muộn, nên đứa bé là con vàng con ngọc của họ. Ngày nó đầy tháng, họ bèn mời rất đông quyến thuộc đến nhà uống rượu mừng, thật là nhộn nhịp vô cùng.

Đứa bé may mắn ấy lớn lên trong tình thương yêu trìu mến của mẹ cha, năm cậu 20 tuổi thì kết duyên với một cô gái xinh đẹp trong làng. Hai vợ chồng trẻ thương nhau đằm thắm, và cha mẹ cậu cũng rất đẹp lòng.

Nhưng trong đời, “người không sướng ba năm, hoa không nở ba tháng”, tai họa đã giáng xuống gia đình đang an vui êm ấm ấy.

Một ngày xuân đẹp trời, gió hiu hiu thổi, trăm hoa nở rộ, cặp vợ chồng son cùng nhau đi dạo trong khu vườn sau nhà. Trong lúc chuyện trò dưới gốc cây vô ưu, người vợ trẻ bỗng thấy một đóa hoa đang nụ sắp nở trên một cành cây, bèn nũng nịu bảo chồng:

- Phu quân yêu dấu! Chàng có thể hái đóa hoa sắp nở kia xuống cho thiếp được không?

Nghe người vợ thân yêu ngỏ lời yêu cầu, người chồng đương nhiên vội vàng trèo lên cây hái hoa cho nàng. Nhưng khi chàng vừa đưa tay lên về phía đóa hoa thì vô phúc thay, có âm thanh răng rắc của tiếng cây gẫy, trong thoáng chốc người và cành hợp thành một khối mà rơi xuống, vừa chạm đất thì tính mệnh người chồng cũng không còn!

Truyện cổ Phật giáo: Thần thông không chống được nghiệp lực

Tai nạn xảy ra quá đột ngột khiến người vợ trẻ kinh hoàng ngất xỉu.

Khi hai vợ chồng phú hộ nghe tin bất hạnh này, họ không thể nào tin được đó là sự thật. Đứa con trai của họ mới thấy mặt đây còn mạnh khoẻ, sinh động, thì làm sao bây giờ lại có thể trở thành một cái xác không hồn được? Nhưng sự thật hiển nhiên trước mắt, làm sao có thể không tin!

Hai vợ chồng già hoảng kinh, đau khổ, còn người vợ trẻ thì tuyệt vọng muốn tự vẫn theo chồng, ai biết chuyện cũng phải rơi lệ thương cảm cho họ.

May sao, chính lúc đó đức Phật đi ngang qua ngôi làng này để giáo hóa, khi biết được tin này, Ngài bèn tìm đến nhà ông phú hộ, an ủi một cách vô cùng từ bi:

- Đời người trên thế' gian, có sinh tức phải có tử, có thịnh thì phải có suy, không ai có thể làm khác được. Trong cõi thế' giới Ta Bà này không làm sao có chuyện có sống mà không có chết. Không có sức người nào có thể đi ngược lại dòng sinh tử. Con của ông bà chết đi, không phải do Trời quyết định, cũng không phải do ai làm hại. Cậu ấy sống là do các nhân duyên hòa hợp lại, cậu ấy chết là do các nhân duyên tan rã, thế thôi. Giống như một người lữ khách, không biết lúc nào đến và không biết lúc nào đi. Ông bà không nên quá thương tâm, hãy để cho tâm trí thư giãn một chút.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhưng những thánh ngôn chí lý của đức Phật, người phàm phu ngu si không lãnh hội được hoàn toàn. Con người luôn luôn thấy rằng con cá nào mình câu hụt cũng vĩ đại, đứa con nào yểu mệnh cũng thông minh và ông chồng nào chết sớm cũng chung tình! Vì thế' đức Phật bèn dùng phương tiện nói với họ rằng:

- Được rồi, ông bà đừng buồn khóc nữa, ta sẽ cứu sống con của ông bà.

Nghe hai chữ “cứu sống”, hai vợ chồng già mừng rỡ khấu đầu quỳ xuống đất lạy tạ, đức Phật đỡ hai người dậy mà nói:

- Cứu sống cậu ấy thì không có gì khó, chỉ có điều phải đến nhà nào chưa từng có người chết để thắp ba cây hương thì mới có kết quả.

Vì muốn cho đứa con đã chết được sống lại, hai vợ chồng già bèn chia nhau đi tìm. Nhưng trên thế' gian, tìm ở đâu ra nhà nào chưa từng có người chết? Hai người đành tuyệt vọng cúi đầu trở về. Đức Phật lại thuyết giảng cho họ nghe:

- Hai người phải hiểu cho rõ. Làm người trong thế gian này, có sinh thì phải có tử. Thương yêu nhau ai hơn mẹ với con, gần gũi nhau ai hơn vợ với chồng, thế mà có được sống vĩnh viễn với nhau đâu? Người nào tráng kiện đến đâu, mạnh khoẻ đến đâu rồi cũng có ngày phải chết. Nếu hôm nay con trai ông bà không chết thì tương lai cũng có lúc đôi bên phải chia lìa.

Lời của đức Phật như hé mở cánh cửa trí huệ của hai vợ chồng già, cuối cùng họ giác ngộ rằng ở thế gian chuyện gì cũng vô thường, nên họ không còn quá bi lụy nữa.

Truyện cổ Phật giáo: Nói lời ác phải chịu quả báo

Trích "Truyện cổ Phật giáo" - Xuất bản 2011

Diệu Hạnh Giao Trinh 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm