Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/05/2016, 17:15 PM

Truyền hình NHK phỏng vấn đức Đạt Lai Lạt Ma tại Osaka

Thứ Hai, ngày 09/06/2016, sau chuyến bay ngắn từ sân bay Sân bay quốc tế Tokyo (Sân bay Haneda), đức Đạt Lai Lạt Ma đến sân bay Itami, thành phố Osaka khoảng giữa trưa ngày hôm ấy.

Khi máy bay vừa hạ cánh tại sân bay Itami, bỗng đổ một cơn mưa mát mẻ quét sạch mọi nẻo đường cát bụi như để cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma và điềm lành cho người dân địa phương, đoàn tiếp rước đưa Ngài về khách sạn Rihga Royal, Osaka, Nhật Bản.

Vừa đến khách sạn Hoàng gia Royal, hàng trăm cư sĩ phật tử các Quốc gia, Đài Loan và Mông Cổ, Tây Tạng đứng hàng chào, quàng khăn cổ theo truyền thống Tây Tạng và kính dâng lên Ngài những bó hoa trinh nguyên tươi thắm.
Hình 1: Những Cư sĩ phật tử Hộ pháp cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại thành phố Osaka, Nhật Bản. (09/05/2016).
Vừa ổn định phòng ốc trong khách sạn, đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận lời thỉnh cầu của Ông Makato Oda và ông Eisuke Takahashi, ký giả Đài truyền hình Nhật Bản NHK TV (là hãng phát thanh - truyền hình công cộng duy nhất tại Nhật Bản), một trong những Đài truyền hình lớn nhất của Nhật Bản. Sau đó, Ngài đã cho họ cuộc phỏng vấn độc quyền suốt gần hai giờ đồng hồ.
Hình 2: Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Ông Makato Oda và Ông Eisuke Takahashi, ký giả Đài truyền hình Nhật Bản NHK TV để thực hiện phóng sự dài gần hai giờ đồng hồ, thành phố Osaka, Nhật Bản. (09/05/2016).

Trong cuộc Phỏng vấn, đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bất bạo động và những giá trị về tình yêu, lòng từ bi và đạo đức căn bản của con người. Ngài chia sẻ về vấn đề hóa thân của mình, và giải thích rằng sự liên tục của các tổ chức đức Đạt Lai Lạt Ma phụ thuộc hoàn toàn vào cộng đồng người dân Tây Tạng. 

Ngài vui cười chia sẻ rằng: “Bắt đầu từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, năm 1969, tôi đã quyết định thể chế của đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn hay không đối với nhân dân Tây Tạng. 

Sự liên tục của các tổ chức đức Đạt Lai Lạt Ma phụ thuộc hoàn toàn vào cộng đồng người dân Tây Tạng. Tuy nhiên, những tháng ngày gần đây, Chính phủ Trung Quốc dường như quan tâm nhiều trong các vấn đề hơn bản thân mình.

Tôi cảm thấy khó hiểu vì sự quan tâm của Chính phủ Trung Quốc, trong vấn đề này hoàn toàn là Chính trị, không Tôn giáo. 

Trong suốt triều đại Mãn Châu - Đại Mãn Châu Đế quốc (1934-1945), Trung Quốc dính líu đến vấn đề này là điều dễ hiểu, vì các kết nối Tôn giáo xuất phát từ mối quan hệ người Thầy bảo trợ. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng những món bổ dưỡng và tiến bộ của Văn hóa Phật giáo Tây Tạng là không phụ thuộc vào một người. Ngài nhớ lại những lời đức Phật và các bậc Tổ sư Phật giáo Ấn Độ cổ đại khác, các Ngài đã phát triển rực rỡ ngay cả khi không tổ chức luân hồi theo hiển định. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tiếp tục Nghiên cứu và Phân tích chuyên sâu các kịch bản của Phật giáo là bản chất cốt lõi, có thể đảm bảo sự nuôi dưỡng và hiệu quả.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Cam kết vững chắc vấn đề không bạo lực và Ngài nói rằng phải lựa chọn đúng đắn duy nhất để giải quyết các vấn đề khủng bố bạo động:

“Suốt đời tôi Cam kết không bạo lực. Thông qua tinh thần bất bạo động, chúng ta có thể tạo ra một tác động môi trường tích cực”. 

Ngài duy trì tinh thần đó, và thiết tha kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới để mở rộng, hỗ trợ thêm cho phong trào bất bạo động.

Ngài nói thêm rằng: “Nó sẽ gửi một Thông điệp sai lầm, nếu các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục trở lại phong trào bất bạo động, mà không phải trả lại sự hỗ trợ cụ thể cho phong trào bất bạo động, như cuộc đấu tranh của người Tây Tạng. 

Phong trào bất bạo động rất cần thiết trong sự thành công, để thiết lập ưu tiên cho những người khác”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục tán dương giáo dục là chìa khóa để phát triển một thế giới hạnh phúc hơn, nhưng Ngài than vãn hệ thống giáo dục hiện nay là không đủ đảm bảo để nói lên việc bình an của nội tâm. 

Ngài kêu gọi một hệ thống giáo dục toàn diện hơn, trong đó bao gồm việc khắc sâu những giá trọ nội tâm ở trẻ em, để phát triển một tư duy về lòng Từ bi từ thời thơ ấu.
Hình 3: Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc Phúc Cát tường cho bà mẹ, người chồng và đứa trẻ tương lai trước khi rời khỏi khách sạn Hilton, Narita đến Osaka. (09/05/2016).
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Chúng ta nên chú ý hơn trong việc giáo dục con em mình, từ Mẫu giáo đến cấp Đại học. 

Đây không chỉ kiến thức, mà còn để đào tạo một con người sống có hạnh phúc, hạnh phúc gia đình, cộng đồng xã hội hạnh phúc, cho đến cả nhân loại sinh sống trên hành tinh này đều hạnh phúc”.

Nói về phương pháp tiếp cận con đường Trung đạo, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng nó là giải pháp thực tế duy nhất để giải quyết các vấn đề Tây Tạng một cách cùng có lợi: “Tôi thực sự ngưỡng mộ những khái niệm của khối Liên minh châu Âu, nơi các Quốc gia nêu cao quyền Chủ quyền của họ trong tham gia Công đoàn.  

Ngày nay, trong thế giới đều phụ thuộc lẫn nhau, các Quốc gia không thể sống trong sự cô lập mà không phục thuộc vào người khác. Đối với Tây Tạng, chúng tôi có một vùng đất rộng lớn, và một nền Văn hóa phong phú, nhưng chúng tôi cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để phát triển kinh tế”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng hoan nghênh tinh thần hòa giải của người Nhật và người Đức: “Mặc dù hai quả bom nguyên tử được thả xuống đất nước Nhật Bản, nhưng với sự dung hòa của Nhật Bản đã giải trình quá khứ và không mang theo sự oán hận trả thù nữa. Người Đức cũng vậy. Tương tự như vậy, người Tây Tạng cần phải thực tế và bảo tồn truyền thống Văn hóa phong phú của mình thông qua bản sắc của mình. 

Vì sự lợi ích chung, nên quan trọng Độc lập hơn tại thời điểm lịch sử nước ta hôm nay”.

Theo lịch trình Hoằng pháp, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại “Bồ tát Tịch Thiên & con đường Trung đạo” với thời gian bốn ngày. Ban tổ chức cho biết có khoảng ba nghìn thính chúng tham dự Pháp hội này. 

Vân Tuyền (Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Choejor)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm