Thứ bảy, 13/08/2022, 16:31 PM

TT. Thích Nhật Từ với bài pháp thoại “Đền đáp bốn ân lớn tại chùa Giác Ngộ

Tối 12/08/2022, trước Tam Bảo trang nghiêm tại chánh điện chùa Giác Ngộ, hơn 800 thiện nam, tín nữ đã phát tâm quy y làm đệ tử Phật. Nhân dịp này, ngày lễ Vu Lan báo hiếu, trên tinh thần tri ân và báo ân, TT. Thích Nhật Từ đã gửi tặng đến đại chúng bài pháp thoại ý nghĩa: “Đền đáp bốn ân lớn”.

80ddab77-tnd_3

Bốn ân lớn này được trích ra từ Kinh Tâm Địa Quán, phẩm Bốn trọng ân, nói về ân đức sâu dày của cha mẹ, Tam Bảo, quốc gia và chúng sanh vạn loài. Đây là bốn ơn nghĩa lớn mà tất cả chúng ta đều phải khắc ghi, tưởng nhớ và cam kết đáp đền. Có như vậy, chúng ta mới được gọi là người cao quý, tức người biết ơn và đền ơn, như lời đức Phật thường ngợi khen.

7411295f-tnd_2189

Trọng ân đầu tiên chính là ân nghĩa của mẹ cha. Bởi cha và mẹ đã hiến tặng sự sống cho chúng ta với tư cách là một con người, tức là loại hình sự sống tiên tiến, cao quý trong các loài. Từ khi thụ thai thành công, người mẹ đã khó khăn, khổ cực mang trong mình mầm sống tí hon suốt 9 tháng, 10 ngày. Đó là giai đoạn vô cùng mệt mỏi, đớn đau, lao lực cả về thể chất lẫn tinh thần; nhưng vì thương con, mẹ nguyện hy sinh thân mình để vượt qua tất cả, giữ gìn sức khỏe, lạc quan, yêu đời cũng chỉ mong con sinh ra được khỏe mạnh, vuông tròn. Khi con chào đời, mẹ và cha phải chăm sóc, nâng niu, cưng nựng. Trải qua suốt giai đoạn lớn khôn của con luôn luôn hiện hữu sự vất vả, tảo tần của mẹ cha. Cả đời cha mẹ chỉ cố gắng làm sao để lo cho con được ăn học thành tài, tạo dựng sự nghiệp. Bên cạnh đó, mẹ cha còn định hình đạo đức, lối sống, nhân cách sống để con được thành một công dân lương thiện, được mọi người quý trọng, mến thương.

fef1c311-tnd_2

Do bởi ân đức của hai đấng sanh thành to lớn như thế, phận làm con cái chúng ta phải có trách nhiệm, bổn phận báo hiếu cho mẹ cha qua nhiều phương diện khác nhau. Đầu tiên, khi đã đủ tuổi trưởng thành, chúng ta phải trích ra một phần tiền lương để chăm sóc về mặt vật chất để mẹ cha được đủ đầy. Không những thế, chúng ta cũng cần ra sức lập nghiệp thành công để khiến cho họ được tự hào, hãnh diện. Thứ ba, siêng năng trau dồi đạo đức, sống lành, sống thiện, xa lìa điều ác sẽ giúp mẹ cha mình được an tâm và bớt lắng lo, khổ sầu vì con cái. Cuối cùng, để báo hiếu một cách trọn vẹn, con cái phải hướng dẫn mẹ cha trở thành Phật tử, tu học Phật pháp. Nhờ đó, cha mẹ sẽ có cơ hội tích lũy hành trang trí tuệ, từ bi, phước đức mà được sống an vui, hạnh phúc dù ở cảnh giới nào, kiếp sống nào đi chăng nữa.

Ơn Tam Bảo là ơn đức thứ ba mà người Phật tử chúng ta không bao giờ được phép lãng quên, từ bỏ. Trước nhất, đức Phật là bậc đáng tôn kính, quý trọng, quy ngưỡng mà hàng cư sĩ phải luôn khắc cốt ghi tâm để tưởng niệm ân đức của Ngài. Bởi nếu như không có đức Phật, thì chúng ta sẽ không thể biết được, học được, thực hành được và trải nghiệm được nghệ thuật sống an lạc, hạnh phúc, cách diệt trừ khổ đau, muộn sầu trong kiếp nhân sinh nhiễu nhương này. Lại nữa, chính nhờ ân đức, sự hy sinh, tuệ giác vĩ đại, tâm từ bi bao la của Ngài mà nhân loại chúng ta có thể xây dựng được cõi nhân gian an lành từ việc xóa bỏ giai cấp, bài trừ nạn phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc,… và đề cao vai trò tự thân của mỗi cá nhân trong việc duy trì và phát triển lối sống hướng thiện và hướng thượng.

adb54f38-tnd_2275

Nhờ Phật Bảo mà chúng ta lại biết thêm Pháp Bảo, kho tàng kinh, luật, luận quý giá, chứa đựng những lời dạy vi diệu, tuyệt vời để chúng ta học tập và hành trì phương pháp trị liệu khổ đau. Và cuối cùng là ân đức Tăng Bảo, những bậc xuất gia chân chính, đức độ, cống hiến thân mình trong hạnh nguyện độ sanh, truyền bá chân lý Phật đến với muôn người. Nhờ quý Tăng Ni mà chúng ta biết cách tu học Phật đúng pháp, biết sống hiền thiện, biết yêu thương, giúp đỡ muôn loài, biết xa lìa những điều xấu ác, mê tín dị đoan. Và cách đền đáp ân đức Tam Bảo thiết thực nhất chính là sự tu học, chuyển hóa khổ đau và nuôi dưỡng giới – định – tuệ của bản thân thật nghiêm túc và tinh tấn. Song song đó, chúng ta cần trở thành “cánh tay nối dài” của Phật pháp, góp phần truyền bá chân lý Phật đến với nhiều người hơn.

3c1fd623-tnd_2351

Ân đức cuối cùng mà người Phật tử không thể không nhớ ghi, đó là ân của chúng sinh vạn loài, mà nhất là toàn bộ con người ở trên Trái Đất này. Trong Kinh Tâm Địa Quán, đức Phật đã dạy rằng chúng ta hãy xem mọi người nam trong cuộc đời này đều là người ông, cha, chú, anh trai, em trai,… của mình; còn tất cả người nữ thì nên xem như là người bà, mẹ, cô, dì, chị gái, em gái,… của chính mình. Bởi vì trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi, trôi nổi đã qua, chúng ta đã từng là họ hàng, thân quyến với nhau, đã từng đón nhận, tiếp thu biết bao ân tình, ơn nghĩa từ nhau. Không những thế, nhờ sự nghĩ tưởng như vậy, mỗi người chúng ta sẽ dễ dàng thực tập tâm từ bi, vị tha, bao dung, thương yêu đối với mọi người, mọi loài tốt hơn.

Nhân mùa Vu Lan, mùa của sự nhớ ơn và đền ơn, hàng hậu học chúng ta hãy cùng noi gương chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng để khắc ghi bốn ơn đức lớn trong cuộc đời và cố gắng đáp đền để xứng đáng trở thành một người con Phật thiện lành và hiền lương.

244b34fa-tnd_2358

Tin, ảnh: Minh Lượng, Thanh Phong

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm