Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/07/2022, 14:00 PM

Thực hành thiền để thành tựu an lạc, hạnh phúc, giải thoát và giác ngộ

Hơi thở là một thứ vô cùng quan trọng và quý giá trong đời sống con người, hết thở là chấm dứt mọi thứ, nhưng con người bận lo chạy tìm quá nhiều thứ, cả đời không biết hơi thở của mình dàu ngắn thế nào, quên chăm sóc hơi thở của mình, đến khi khó thở e không kịp nữa

Thiền là sống

Thiền là sự sống

Thiền là cách sống tỉnh giác

Thiền thở không những giúp tăng cường sức mạnh tinh thần, phát huy sức đề kháng của cơ thể, mà còn nâng cao khả năng Thở phòng ngừa dịch hô hấp cấp tính hiện nay

Ai cũng cần tập thở và nâng cao khả năng được thở

Hơi thở là một thứ vô cùng quan trọng và quý giá trong đời sống con người, hết thở là chấm dứt mọi thứ, nhưng con người bận lo chạy tìm quá nhiều thứ, cả đời không biết hơi thở của mình dàu ngắn thế nào, quên chăm sóc hơi thở của mình, đến khi khó thở e không kịp nữa

Thiền thở còn giúp ta tăng cường sức khỏe, ý chí khả năng tập trung, phát triển trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức; giải tỏa căng thẳng stress, trầm cảm, loại bỏ lo lắng bất an...

Nói một cách đơn giản thiền là chìa khóa vạn năng giúp chúng ta mở ra cánh cửa an vui hạnh phúc, sống tốt đẹp có ích hơn trong mọi hoàn cảnh

Chúng ta hãy chọn nơi thoáng và yên tĩnh, ngồi ngay thẳng vững vàng (kiết già hoặc sấp bằng), lưng thẳng, cổ thẳng, buông lỏng toàn thân, mắt nhắm hờ, chú ý chú tâm vào hơi thở

Thiền là tặng phẩm vô giá mà Đức Phật đã hiến tặng cho chúng ta

Nếu người tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình yên tĩnh, chuyên tâm quán chiếu về sự không sinh diệt của vạn pháp, quán chiếu về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ hoàn toàn.

Nếu người tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình yên tĩnh, chuyên tâm quán chiếu về sự không sinh diệt của vạn pháp, quán chiếu về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ hoàn toàn.

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

Pháp quán niệm hơi thở, theo những chỉ dẫn ở trên, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quả và lợi lạc lớn. Thực tập liên tục như thế nào để phép quán niệm hơi thở có thể thành tựu được cả bốn lĩnh vực quán niệm?

Khi người thực hành thở vào hoặc thở ra một hơi dài hay một hơi ngắn mà có ý thức, tuệ tri về hơi thở và về toàn thân mình, hoặc có ý thức là đang làm cho toàn thân mình an tịnh, thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán thân trong thân, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Hơi thở vào và hơi thở ra có ý thức ở đây thuộc lĩnh vực quán niệm thứ nhất là thân thể.

Hướng dẫn thực hành thiền quán niệm hơi thở hàng ngày

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đưa bốn niệm xứ đến chỗ thành tựu viên mãn.

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đưa bốn niệm xứ đến chỗ thành tựu viên mãn.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức, tuệ tri về sự vui thích hoặc về sự an lạc, về những hoạt động của tâm ý, hoặc để làm cho những hoạt động của tâm ý an tịnh thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán cảm thọ trong cảm thọ, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Những cảm thọ được chứng nghiệm trong hơi thở có ý thức ấy thuộc lĩnh vực quán niệm thứ hai là cảm thọ.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về tâm ý, làm cho tâm ý an tịnh, thu nhiếp tâm ý vào định hoặc cởi mở cho tâm ý được giải thoát tự do, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm tâm ý trong tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Không quán niệm về hơi thở thì sẽ không phát triển được chánh niệm và sự hiểu biết.

Khi chúng ta thở vào hoặc thở ra mà quán chiếu về sự vô thường hoặc về sự không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp, về bản chất không sinh, bất diệt và về sự buông bỏ, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm đối tượng tâm ý như đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt thoát khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời.

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đưa bốn niệm xứ đến chỗ thành tựu viên mãn. Nếu phát triển và thực tập liên tục, bốn niệm xứ sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn.

Bằng phương pháp nào?

Khi hành giả an trú trong phép quán thân như thân, quán cảm thọ như cảm thọ, quán tâm ý như tâm ý, quán đối tượng tâm ý như đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, thực tướng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời, thì lúc ấy chánh niệm của hành giả được duy trì vững chãi và bền bỉ; và hành giả đạt được yếu tố giác ngộ thứ nhất là niệm. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả an trú trong chánh niệm để quán chiếu và quyết trạch về các pháp, đối tượng của tâm ý, thì yếu tố giác ngộ thứ hai được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố trạch pháp. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả an trú trong quán chiếu và quyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chãi thì yếu tố giác ngộ thứ ba được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố tinh tấn. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi hành giả đã an trú vững chãi và bền bỉ trong sự hành trì tinh tiến thì yếu tố giải thoát thứ tư được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố hỷ lạc xuất thế. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, hành giả cảm thấy thân và tâm của mình nhẹ nhàng và an tịnh, đó là yếu tố giải thoát thứ năm được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố khinh an. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi thân và tâm mình đã nhẹ nhàng và thanh tịnh, hành giả có thể đi vào định một cách dễ dàng. Lúc đó yếu tố giải thoát thứ sáu được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố định. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Khi đã thực sự an trú trong định, hành giả không còn duy trì sự phân biệt và so đo nữa. Khi đó yếu tố giải thoát thứ bảy là buông thả được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố hành xả. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.

Bốn niệm xứ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn như thế. Nhưng bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, làm thế nào để có thể đưa đến sự thành tựu viên mãn của trí tuệ giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

Nếu người tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình yên tĩnh, chuyên tâm quán chiếu về sự không sinh diệt của vạn pháp, quán chiếu về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ hoàn toàn.

Đó là do tu tập bảy yếu tố giác ngộ mà thành tựu viên mãn được trí tuệ, giải thoát và giác ngộ

Trên đây chính là những điều tinh yếu mà đức Phật dạy trong bài kinh Tứ niệm xứ - một bài kinh căn bản quan trọng bậc nhất của Phật giáo về thiền học, chúng ta nên tin tưởng và thực hành theo để thành tựu an lạc, hạnh phúc, giải thoát, giác ngộ.

Hơi thở thiền

Có chânh niệm

Vô thường, vô ngã

Không vướng, không chấp

Vượt tham, ưu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm