Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/02/2023, 19:00 PM

Tự ái là cánh cửa đầu tiên phải vượt qua

Dù là người cư sĩ hay là người xuất gia, nếu mỗi khi được thầy la rầy hoặc huynh đệ khuyên bảo góp ý mà lòng ta đầy ắp sự tự ái, phiền não, bực dọc, thì xem như ta đã không vượt qua được cánh cửa đầu tiên để vào đạo và sự tu hành của ta rất kém dở.

Trong cuộc đời tu hành của ta luôn có nhiều bài học và thử thách, đôi khi đầy chông gai và khốc liệt. Ví dụ như ta lâm vào cảnh đói kém không còn cách xoay sở, ngày mai không có tiền mua thức ăn, gạo đã hết, không có ai quen biết để có thể giúp đỡ ta... Đó là những lúc Phật đưa ta đối diện với cảnh khốn cùng để xem ta có dao động, có cầu cạnh người hay không?

Hoặc khi ta bị lừa gạt mất hết tài sản, người thân phản bội, bôi nhọ danh dự, thậm chí là bị vu oan phải ngồi tù... thì lòng ta sẽ bi lụy, phẫn uất, thù hận hay vẫn có thể nhận lỗi về mình, nhẫn nhịn, tha thứ, yêu thương.

Lòng tự ái trong cuộc sống

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Và giữa vô số những thử thách đó thì tự ái là cánh cửa đầu tiên mà ta phải vượt qua. Dù là người cư sĩ hay là người xuất gia, nếu mỗi khi được thầy la rầy hoặc huynh đệ khuyên bảo góp ý mà lòng ta đầy ắp sự tự ái, phiền não, bực dọc, thì xem như ta đã không vượt qua được cánh cửa đầu tiên để vào đạo và sự tu hành của ta rất kém dở. Với những người có ước nguyện xuất gia, phải cố gắng làm sao để dọn xong tâm tự ái ngay từ khi còn là cư sĩ. Điều này đòi hỏi sự thực tu chứ không còn là lý thuyết nữa.

Hãy tưởng tượng ta là một cư sĩ đến chùa thăm thầy, vừa cất lời chào đã bị thầy nghiêm giọng: “Ngồi ngoài đó chơi đi, thầy đang bận”. Lúc đó rất có thể ta bắt đầu hơi tự ái: “Mình thương ông gần chết, đến đây thăm thì bị lườm nguýt, nay ổng hách, chảnh, bắt đầu ghét mình rồi…” - trong bụng đã có rất nhiều suy nghĩ không tốt về thầy mình. Đó chính là tâm tự ái mà ta cần phải vượt qua.

Chúng ta phải “dọn dẹp” tâm thật kỹ càng để dù cho thầy mình có gọi lại rầy, thậm chí là la mắng ta trước mặt huynh đệ hay đánh đòn thì ta vẫn thương thầy và không tự ái. Khi vượt qua được thử thách đầu tiên này, ta mới có thể mở được cánh cửa đi vào con đường đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Nên niệm Phật trước khi đi ngủ

Kiến thức 14:00 20/09/2024

Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao?

Xem thêm