Thứ ba, 10/01/2023, 07:54 AM

Tâm tự ái là gì?

Người luôn muốn người khác coi trọng mình, muốn người khác luôn phục tùng mình, lúc nào cũng tự cho là mình đúng nhất, tốt nhất, giỏi nhất thẩm sâu trong tâm người đó là có bản ngã rất lớn.

Thực chất của tâm tự ái là đòi hỏi người khác coi trọng mình.

Thế tại sao lại có ý muốn người khác luôn coi trọng mình, luôn làm theo ý mình, khi gặp trái ý là tự ái?

Người luôn muốn người khác coi trọng mình, muốn người khác luôn phục tùng mình, lúc nào cũng tự cho là mình đúng nhất, tốt nhất, giỏi nhất thẩm sâu trong tâm người đó là có bản ngã rất lớn, cái tôi rất lớn, ích kỷ , hẹp hòi, kiêu mạn, hơn thua... mà được bộc lộ ra bên ngoài, đó là tâm tự ái.

Lòng tự ái trong cuộc sống

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tâm tự ái là biểu lộ tâm thô nhất của bản ngã lớn.

Người có tâm tự ái nặng dễ tiêu cực, chán nản, cuộc sống bế tắc.

Người có tâm tự ái nặng sẽ là người luôn khinh thường người khác.

Người luôn khinh thường, coi thường người khác là tự thiêu phước của chính mình, người này cuối đời thất bại, không có hậu tốt đẹp.

Ngược lại người có tâm tự ái rất ít là người nhẫn nhịn dễ hoà đồng, sống vị tha, bao dung và luôn coi trọng, tôn trọng mọi người, người này bản ngã nhỏ, sống tích phước, có hậu tốt đẹp về cuối đời.

Người nào chứng đạo thì mới không còn tâm tự ái.

Cao nhất của người chứng đạo là tâm Vô Ngã, không còn chấp ngã, tâm thanh tịnh tuyệt đối, như như bất động trước mọi diễn biến của thế sự cuộc đời.

Tâm Vô Ngã sẽ rất sáng suốt, trí tuệ cao siêu, trí tuệ Bát Nhã, với cái biết sâu rộng vô biên, vô lượng phủ trùm cả Tam Thiên, Đại Thiên, thế giới.

Người tu học Phật phải luyện bỏ dần tâm tự ái.

Người tu còn rất ít tâm tự ái thì mới có đạo lực mạnh.

Người còn tâm tự ái là đạo lực kém còn tham, sân, si, hơn thua, đó kỵ...

Tâm tự ái cũng chính là tâm phiền não mà người tu phải loại bỏ ngay.

Người còn tâm tự ái cao là người không tự xét lỗi mình, đạo lực kém, đạo đức kém, trí tuệ kém.

Người học Phật phải diệt trừ tâm tự ái đến cùng, đến tận gốc, không còn tự ái.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm