Từ bi nghĩa là gì?
"Đại từ là làm cho hết thảy chúng sinh được vui, đại bi là làm cho hết thảy chúng sinh khỏi khổ". Ấy chính nghĩa hai chữ từ bi của đạo Phật...
Từ bi nghĩa là gì?
Từ bi chính là một chủ nghĩa căn bản, bao hàm rất quan hệ rất lớn lao của đạo Phật. Trong kinh sách Phật không chỗ nào là không nói đến hai chữ từ bi, cho đến danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát cũng thường đặt bằng hai chữ từ bi ấy.
Có thể tóm cả đạo Phật lại mà đạo Phật chính là tu cải đạo từ bi ấy, mà làm việc Phật cũng chính là làm cái đạo từ bi miệng người đời thường nhắc đến nghĩa cho hai chữ ấy thì lại thấy sự tôn quý trên kia đã mà người ta thường nhắc để khen ai, khuyên ai, hoặc đề tự an ủi cho mình thì dường như từ-bi chỉ là sự ăn ở hiền lành, không làm hại ai mà thôi.
Ôi! ăn ở hiền lành, không làm hại ai vốn là một điều đạo đức rất quý hóa, dẫu từ cổ đến nay cũng không ai dám chê, nhưng ở đời, mình chịu biết bao công ơn của kẻ khác, nào tuân lý tứ ân, nào chức phận lục phương, thế mà không làm được sự gì ích lợi cho ai nữa, thì sao đã xứng với đạo đức một cách hoàn toàn được.
Từ bi mà chỉ có như thế thôi thì nghĩa từ bi ấy chả cũng hẹp hòi nhỏ mọn lắm ru! Như thể thì có gì mà phải tu khó nhọc mới làm được.gọi là đạo từ-bi.
Và dù không hại ai mà lại không lợi ai, thì cái cách ăn ở hiền lành ấy chỉ là vị kỷ. Hiền lành quá rồi đến ngu si vụng về, dốt nát không biết một tí gì, chẳng làm được công của gì, thì phỏng có gì mà đáng tôn trọng.
Xem đã bao nhiêu người tu đạo Phật về cái chủ nghĩa từ bi một cách sai lầm ấy. Coi đó thì biết cái hại khôngbiết đạo còn không tệ bằng cái hại hiểu sai nghĩa địa.
Không biết đạo đó, nhưng khi biết thì làm được ngay, chứ hiểu sai nghĩa đạo thì tệ hại về sự làm còn không biết là nhường nào.
Bởi vậy xét tin cho đến nguồn gốc từng nghĩa giải. dương lên cho đạo được tỏ rạng, chính là nghĩa vụ thứ nhất của việc chấn hưng Phật giáo ta ngày nay. Tức như nghĩa hai chữ từ bi nay là một.
Đạo đức trong đạo Phật có bốn cái tâm đức là tứ vô lượng tâm (bốn cái lòng rộng rãi không chứng nào). Bốn lòng ấy là : Từ, bi, hỉ, xả hay là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả.
Song phân tính chất mà nói thì là bốn, mà lấy nghĩa tương liền với nhau thì là hai, là từ-bi và hỷ xả. Đây nói về từ bi.
Trong sách Tri độ luận 27 giải nghĩa rằng: "Đại từ là làm cho hết thảy chúng sinh được vui, đại bi là làm cho hết thảy chúng sinh khỏi khổ". Ấy chính nghĩa hai chữ từ bi của đạo Phật là như thế.
Đã làm cho được vui sướng thì phải làm cho khỏi khốn khổ, nhưng có khi chỉ mới cứu cho kẻ kia được khỏi khổ, nhưng kẻ ấy vẫn chưa được sung sướng, thì lại phải làm cho hắn được sung sướng nữa mới đủ.
Tức như cấp cứu được cho một người nghèo khỏi cái khổ sở đói rét hiện tiền rồi đó, nhưng lại phải ban cho kẻ ấy được hưởng cái sung sướng nó ẩm lâu dài.
Kẻ ấy tuy khỏi cái khổ sử đói rét lâu dài rồi túc là sung sướng về thể xác rồi, nhưng vẫn còn cái khổ sở về ngu dốt thì tâm thần cũng lại vẫn chưa được sung sướng.
Bấy giờ lại phải lo làm cho kể ấy được có hoc hành mà mở mang trí tuệ cho khỏi cái khổ sở về ngu dốt, thì mới thực là sung sướng.Như thế là từ với bi là hai nghĩa mà là một mạch liền nhau vậy.
Như vậy thì nghĩa từ-bi rộng lớn biết bao, việc tức là quan trọng dường nào. Như vậy mới phải mới biết được, phải tu mới làm được , chứ có phải chỉ bo bo biết một thân mình ăn ở hiền lành, không dám hại ai như người đời đã tưởng một cách hẹp hòi dong di ấy là từ bi đâu.
Từ bi đã là làm cho chúng sinh khỏi mọi cái khổ sở, được mọi cái sung sướng, thì làm cho được một điều công đức lớn lao đó, tất phải, một là thực hành phép đại nguyện của chư Phật, hai là thực hành phép bố thí của Bồ tát.
Đại-nguyện của chư Phật tức là 12 đại nguyện ở kinh Dược sư và 48 nguyện ở kinh Di-đà. 12 đại nguyện ở kinh Dược sư là cứu hết mọi cái khổ sở và ban cho mọi cái sung sướng về tâm thần cùng thể xác của hết thầy chủng sinh ở đời hiện tại này.
48 đại nguyện ở kinh Di-đà là hẹn ước hết thảy chúng sinh một cái cõi rất yên vui sạch sẽ lâu dài trên tinh thần về sau.
Song đại nguyện là việc công đức lớn của cả đoàn thể hay là của nơi có chủ quyền trong đoàn thể mới làm được, tức là phải cả một xã hội, hay là cả một quốc-gia, hay là cả một thế giới mới làm được. Ấy cực Lạc thế giới của đạo Phật là ở đó, mà thái hòa vũ trụ của đạo Khổng là ở đó
Còn phép bố thí của Bồ tát là công đức của kẻ cá nhân đối với nhau, một người nào cũng có thể làm được. Tài thí là ban cho kẻ nghèo khỏi cái khổ sở đói rét túng thiếu, Vô úy thí là cứu cho kẻ bị nguy cấp khỏi cái khổ sở ách nạn. Pháp thí là ban cho kẻ ngu dốt được hưởng cái sung sướng thông sáng.
Tuy thế nhưng cực lạc của Phật, thái hòa của ng, hay là đại đồng của đời nay, thời chưa dễ một loạt mà tôi nói cả được. Còn phải chờ giáo hóa thấm sâu, dân trí mở khắp, đại nguyện còn phải do từng phương diện mà tiến hành, quả lớn đẫy thì chín, bấy giờ mới không khó nhọc lắm mà được thành công.
Vậy trung gian tất phải cần đến công đức bố thí của Bồ tát để bổ trợ và cứu lấy cái cấp bách hiện tiền.Nghĩa từ bi thưc hành có tầng thứ là thế, sở dĩ trong đạo Phật gọi là từ bi là vô lượng tâm và lấy làm tôn quý là thế.
Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 50
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Từ bi nghĩa là gì?
Kiến thức 12:58 26/11/2024"Đại từ là làm cho hết thảy chúng sinh được vui, đại bi là làm cho hết thảy chúng sinh khỏi khổ". Ấy chính nghĩa hai chữ từ bi của đạo Phật...
Niệm Phật có thể độ chúng sanh
Kiến thức 11:30 26/11/2024Niệm Phật chính là hạnh Ðại thừa thỏa đáng nhất, có thể trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường.
Đạo Phật là gì?
Kiến thức 10:22 26/11/2024Khi chúng ta tìm hiểu về đạo Phật tức là đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí chính mỗi người.
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Xem thêm