Thứ năm, 15/12/2022, 12:30 PM

Từ bi và trí tuệ

Đức Phật là một vĩ nhân cao quý của nhân loại và đồng thời cũng là một bậc đại giác ngộ. Tuy đã hơn 25 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Ngài nhập Niết Bàn nhưng giáo pháp và cuộc đời đức hạnh của Ngài vẫn tỏa sáng rạng ngời khắp thế giới.

Ngày càng nhiều Phật tử xuất gia và quy y tu tập theo Ngài. Từ Bi và Trí Tuệ của Ngài trải dài xuyên suốt 49 năm hành đạo. Bởi thế khi nhắc đến đạo Phật, mọi người liền nghĩ ngay đến Từ Bi và Trí Tuệ. 

Tâm Từ Bi chính là nhà Như Lai mà kinh Pháp Hoa nhắc đến. Tâm Từ nghĩa là thấy chúng sanh khổ mà thương. Tâm Bi chính là thấy chúng sanh khổ mà cứu giúp. Đây chính là hai đại tâm đứng đầu của đạo Phật và luôn song hành không thể tách rời nhau.

Quý Phật tử tu tập theo tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của Ngài thì thế gian sẽ trở thành Cực Lạc.

Quý Phật tử tu tập theo tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của Ngài thì thế gian sẽ trở thành Cực Lạc.

Chúng ta thấy tâm Từ toát lên từ Đức Phật qua hình ảnh Ngài tha thứ cho Đề Bà Đạt Đa dù cho Đề Bà Đạt Đa làm rất nhiều điều ác như chia rẽ tăng đoàn thậm chí là chuốc voi say để ám hại Ngài. Nhưng Ngài vẫn tha thứ cho Đề Bà Đạt. Hay Vô Não quỳ dưới sám hối dưới chân Phật do tu theo tà đạo mà Vô Não đã giết hại vô số mạng người. Hay là vua A Xà Thế giết vua cha Tần Bà Sa La để đoạt hoàng vị và giam mẹ mình là hoàng hậu Vy Đề Hy vào lãnh cung. Khi ác nghiệp vua A Xà Thế bắt đầu hiện ra đó chính là gặp bạo bệnh gần chết nhưng nhờ Đức Phật tha thứ cho lỗi lầm và A Xà Thế thành tâm sám hối, sửa đổi. A Xà Thế vượt qua được bạo bệnh đồng thời trở thành vị vua hộ đạo. Vì Ngài biết được căn cơ của Đề Bà Đạt Đa, Vô Não và A Xà Thế không phải xấu ác mà do vô minh, vọng kiến ngăn che nên đã gây tạo các việc ác nghiệp như thế. 

Tâm Bi của Ngài toát lên qua hình ảnh khi Ngài thành Đạo ở Bồ Đề đạo tràng, Ngài biết chân lý đó Ngài không thể truyền trao cho bất cứ người nào do căn tánh chúng sanh thấp kém. Ý này được kinh Pháp Hoa diễn tả rằng: "Duy Phật dữ Phật, nãi năng cứu tận chư Pháp thật tướng", nghĩa là chỉ có chư Phật hiểu được những gì Đức Phật Thích Ca chứng ngộ, còn từ hàng Bồ Tát trở xuống không thể hiểu được.

Bấy giờ chư Phật mười phương đã hiện ra trong thế giới trang nghiêm thông nhau thành cõi Hoa Tạng thế giới; còn chúng ta bị vướng mắc ngũ ấm thân nên không thông được với chư Phật. Và tất cả các Đức Phật đó thỉnh Phật Thích Ca thuyết pháp giáo hóa chúng sanh ở cõi Ta Bà. Các Đức Phật nói rằng Phật Thích Ca chứng chân lý thì chư Phật mười phương cũng thấy đúng như vậy, nên giữa chư Phật không cần nói nữa; nhưng Đức Phật Thích Ca nên nói pháp cho chúng sinh Ta Bà vì chư Phật ở Hoa Tạng thế giới không mang thân ngũ uẩn thì không nói được với họ. Đức Phật mới khởi tâm đại Bi bắt đầu chuyển pháp luân vô thượng.

Từ Bi là hai đại tâm đứng đầu mà Phật tử cần phải tu học theo Ngài. Tu tâm Hỷ, Xả là hai trợ tâm giúp cho chúng ta tu phát huy hai chánh tâm là Từ và Bi.

Hỷ tức là vui vẻ, hài lòng với việc tốt, thành tựu của người khác mà không sanh tâm ghen ghét hay đố kỵ. Ta gặp hình ảnh này khi Đức Phật rất hoan hỷ khi ai đó thỉnh Ngài thuyết Pháp. Hay khi Tôn giả Phú Lâu Na xin Phật đi đến xứ Thâu lô na - nơi đầy khổ đau và nhiều việc bất thiện để thuyết pháp thì Ngài rất hoan hỷ và ủng hộ Tôn giả. 

Xả tức là buông, không có chấp pháp, tức là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, đây chính là trí Bát Nhã, là toà Như Lai được nhắc đến trong phẩm Pháp sư thứ 10 của Kinh Pháp Hoa . Ý này được kinh Pháp Hoa miêu tả là chúng ta phải như hoa sen: thân sống trong bùn (cảnh ô nhiễm) nhưng vẫn tỏa hương thơm ngát cho đời (tâm không ô nhiễm). Hình ảnh này được hiện lên mặc dù có vô số người đi theo Ngài làm đệ tử Ngài đến từ nhiều tầng lớp như ngài Xá Lợi Phất xuất thân từ Bà La Môn, vua A Xà Thế xuất thân từ giai cấp Sát Đế Lợi, Ngài Ưu Ba Ly là xuất thân là thợ cắt tóc... Ngài vẫn an nhiên, tự tại không có tự đắc về việc ấy. Hay là bà đứng đầu ngoại đạo do tín đồ của theo bà đi theo Phật gần hết nên bà tới chửi Ngài mà Ngài vẫn thản nhiên ngồi Thiền định. 

Trí Tuệ tức là sống và làm việc đúng theo chân lý. Chân lý thì không hình, không tướng mà căn cơ chúng sanh thấp kém nên khó tin khó hiểu vì thế Phật lập vô số phương tiện dìu dắt chúng sanh tu tập đúng theo chân lý để đạt được sự an vui và giải thoát. Ý này chúng ta thấy được trong phẩm Thí dụ thứ ba của kinh Pháp Hoa: Tam giới như là nhà lửa, chúng sanh là những đứa con của ngài trưởng giả tức là Đức Phật. Do mãi vui chơi không biết sự nguy hiểm của nhà lửa như thế nào để cứu các con ngài Trưởng giả đã dụ rằng các con mà ra khỏi đây ta sẽ cho các con xe dê, xe hươu, xe trâu tốt đẹp để thoải mái chơi đùa. Khi các đứa con của mình thoát ra khỏi đó xong, Ngài cho các con chiếc xe trâu trắng hoành tráng, tốt đẹp, trang nghiêm hơn nhiều so với xe dê, xe hươu, xe trâu mà Ngài đã nói. Do vô minh và vọng kiến ngăn che nên chúng sanh cứ đắm chìm trong cái khổ của Tam giới tức nhà lửa. Đức Phật khai phương tiện dìu dắt nếu tu tập theo con đường Thanh Văn tức là xe dê, Duyên Giác tức là xe hươu, Bồ Tát là xe trâu thì sẽ đạt được giải thoát, an vui vĩnh viễn. Khi chứng được quả vị rồi thì chúng sanh lại nhận ra quả vị đó chỉ là một trong những hoá thành để ta tạm nghỉ trên con đường tiến đến Vô Thượng Chánh Đẳng Giác tức là xe trâu trắng hoành tráng, tốt đẹp và trang nghiêm. Đức Phật tùy cơ nghi, hoàn cảnh mà nói pháp. Suốt 49 năm hành đạo, Ngài nói Pháp không giống nhau: ở Bồ Đề đạo tràng Ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm, vườn Lộc Uyển thì Ngài thuyết Tứ Thánh Đế, ở thành Quảng Nghiêm Ngài thuyết kinh Dược Sư, ở thành Xá Vệ Ngài thuyết kinh Di Đà, ở thành Vương Xá Ngài thuyết kinh Pháp Hoa... Ngài quan sát căn cơ chúng sanh mà tùy duyên hoá độ nói pháp không giống nhau. Bởi vì căn tánh chúng sanh khác biệt nên tương ứng sẽ có pháp thích hợp với căn tánh của chúng sanh. Ý này được nói lên qua Đức Phật có 84.000 pháp môn để đối trị với 84.000 trần lao, nghiệp chướng và phiền não của chúng sanh. Các pháp đều là con đường dẫn đến giải thoát dưới những góc nhìn khác nhau. Thật vậy, căn tánh chúng sanh như vầy mà Phật thuyết Pháp không tương ứng thì họ sẽ không tin, không hiểu thậm chí đâm ra hủy báng, rồi đoạ ba đường ác. 

Quý Phật tử tu tập theo tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của Ngài thì thế gian sẽ trở thành Cực Lạc. Tâm của chúng ta mở rộng vô lượng vô biên, nghĩ cho người khác, sống và làm việc theo đúng chánh pháp lợi ích cho mọi người; không còn những ích kỷ, nhỏ nhen, mưu toan tính toán lợi mình hại người. Nhưng Từ Bi phải có Trí Tuệ lãnh đạo, chỉ đường hành động vì nếu không có Trí Tuệ sẽ dễ dẫn đến sai lầm. Học theo tùy theo hoàn cảnh và từng đối tượng tiếp xúc mà quý Phật tử có ứng xử phù hợp, điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Nếu làm việc, hành động không đúng thời, đúng chỗ, đúng người thì sẽ sanh ra nguy hiểm cho chính bản thân chúng ta và người khác.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Minh Nhựt, địa chỉ: 12 ấp 7, tổ 10, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. HCM. 

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần lực của lời di chúc

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024

Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Xem thêm