Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/11/2023, 15:55 PM

Tu để chuyển nghiệp

Như trong kinh Đức Phật dạy cho chúng ta biết đời này chúng ta sống có được phước báo hay tai họa là do nghiệp chúng ta tạo nên.

Xét về mặt hiện tượng, tục đế, chúng ta phải sống tốt, làm điều tốt không hãm hại người khác, giữ gìn phạm hạnh, tạo nghiệp thiện lành, để đời sau không phải chịu khổ sở do những tai họa thường xuyên đổ ập xuống chúng ta. Khi phước đến thì không quá vui mừng Họa đến cũng không nên quá đau khổ. Vì đó là cái quả chúng ta phải nhận chịu không thể nào trốn tránh. Xét về mặt chân đế, chúng ta tu tập làm sao để thoát khỏi luân hồi sinh tử, chứ không chỉ lo tạo việc lành tránh việc dữ, vì như thế chúng ta vẫn còn ở trong vòng đối đãi tốt xấu thiện ác và tiếp tục hết đời này sang đời khác phải chịu trầm luân trong sáu cõi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Là cư sĩ chúng ta vẫn phải bôn ba ngoài xã hội mưu sinh nuôi sống bản thân và gia đình, cho nên khó tránh việc tạo nghiệp, mà đa phần là nghiệp xấu. Để giúp chúng sanh tự giữ mình trong sạch trong đời sống hằng ngày, Đức Phật buộc các Phật tử phải hứa giữ năm giới. 1) Không sát sanh, hại vật. 2) Không trộm cướp, lấy của không cho. 3) Không tà dâm, phá hoại gia cang người khác 4) Không vọng ngữ, nói lời hung ác, gây đau khổ, chia rẻ, hận thù giữa người này với người kia. 5) Không xử dụng chất say nghiện khiến tâm trí lu mờ ngu muội. Những ai giữ được năm giới luật này thì đó là người sống đạo đức không tạo nghiệp ác. Đây là năm giới căn bản, người nào hành trì đúng đắn thì người đó sẽ dần xa lìa tam độc Tham, Sân, Si. Trong kinh ghi những người nào giữ trọn năm giới này sẽ không bị đoạ vào ba đường xấu. Đó là Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Người nào giữ được năm giới và dẹp luôn được tam độc thì có thể sanh vào cõi Trời hưởng phước muốn gì được đó. Nhưng ở cõi Trời muốn gì được đó khiến nhiều chư Thiên quên hẳn việc tu tập, vì thế khi hưởng hết phước rồi thì cũng bị đọa xuống làm kiếp người hay kiếp thú tuỳ theo nghiệp quả đã gây ra từ nhiều đời trước.

Tu hành giữ giới luật là tu theo cái tướng bên ngoài vẫn còn nằm trong phạm vi đối đãi thiện-ác, tốt-xấu, có người giữ giới, có giới để giữ, nên vẫn còn bị tái sinh trong lục đạo. Vấn đề tu tập giữ giới luật được xem là cần thiết, bên cạnh việc giữ giới, điều quan trọng thiết yếu nhất vẫn là tu từ gốc chứ không tu từ ngọn. Tu từ gốc nghĩa là "thiền Định" để dọn sạch cái tâm, giữ tâm ý yên lặng để phát huy trí tuệ.

Trong kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu, hai đoạn mở đầu có ghi rõ:

"1) Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.

2) Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo; Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình"".  

Nếu khởi ý lành thì thân và miệng sẽ nói và làm việc lành tạo nên thiện nghiệp. Nếu khởi ý ác thì thân và miệng sẽ nói và hành động xấu ác tạo nghiệp ác. Nhưng nếu không tác ý lành hay ý ác, thì thân và miệng không theo sự tác ý mà nói năng hay hành động tạo phước nghiệp hay họa nghiệp.

Đơn giản hoá ý nghĩa của hai từ họa phước trong đời sống hiện tại để chúng ta dễ tu tập. Những gì thuận với tâm ý mình là phước, là vui vẻ, hỷ lạc, hạnh phúc. Những gì nghịch với tâm ý mình là họa, là buồn rầu, là đau khổ. Là phước hay là họa đều do nghiệp gây nên. Muốn thoát khỏi Nghiệp, trước tiên chúng ta tập thu liễm sáu căn không để sáu trần lôi kéo khiến cho ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý bị ô nhiễm. Thu liễm sáu căn bằng cách nào? Đó là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tín hiệu tác động vào Thọ. Thọ biết mà không dính thì chỗ này không còn lạc không còn Khổ, nghĩa là không có họa phước. Ngay sát-na không có họa phước, tức là ngay sát-na đó không tạo nghiệp. Thời gian này kéo dài bao lâu thì ba nghiệp trong sạch bấy lâu.

Một pháp tu khác là pháp Như Thật. Thấy Như thật, Biết Như thật về hiện tượng thế gian thì đâu là họa, đâu là phước?  Cao hơn nữa, là tất cả mọi hiện tượng thế gian, bản thể của nó đều "Như Vậy", không phẩm chất tốt xấu, lớn nhỏ, nặng nhẹ... nó chỉ là như vậy thôi! Cho nên họa cũng "như", phước cũng "như", Ta cũng "như". Dứt sạch hai bên: "Ta" và "họa hay phước", thì đâu là họa, đâu là phước?  Cho nên với cái nhìn vượt thế gian, vượt khỏi phạm trù hữu vi, vạn pháp đều không thật, vì thế nói "Họa phước đều không thật".

Họa phước do tâm. Tâm động thì họa phước sanh. Tâm tịnh thì họa phước diệt. Nếu ta làm chủ tâm, chỗ đâu cho họa phước sanh. Như vậy mới thoát khỏi Nghiệp, mới thoát khỏi luân hồi sanh tử. Bài kệ sám hối dưới đây cũng nằm trong ý nghĩa này:

"Tánh tội vốn không do tâm tạo.

Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong

Tội trong tâm diệt cả đều không

Thế ấy mới là chân sám hối."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm