Từ địa ngục trở về sám hối niệm Phật vãng sanh
Từ Lôi bất giác cảm thấy mình cùng tội nhân hiệp lại làm một. Lưng ông bị đánh cực đau đớn hầu như sắp gãy nát, chỉ còn biết thốt giọng rên siết kêu thương. Đang lúc ấy, bỗng nghe giữa hư không có tiếng niệm Phật nhỏ nhỏ.
Từ Lôi tự Điện Xu, người thời Dân Quốc, ở huyện Lạc Thanh, tỉnh Triết Giang. Ông xuất thân nơi quân ngũ, thích uống rượu ưa chơi bời. Trong nhà việc sát sanh nấu nướng và yến ẩm vui đùa không lúc nào dứt.
Đêm mùng một tháng giêng năm Canh Thân thời Dân Quốc. Từ Lôi nằm mộng thấy một người tay chân bị trói vào bốn chiếc cọc ngắn, nằm sấp trên mặt đất. Hai con quỷ dùng chày đập nơi lưng người đó, cảnh trạng thảm khốc đáng ghê sợ. Ông lại gần xem, thì kẻ ấy chính là thân mình. Trong lúc kinh hoàng sảng sốt, Từ Lôi bất giác cảm thấy mình cùng tội nhân hiệp lại làm một. Lưng ông bị đánh cực đau đớn hầu như sắp gãy nát, chỉ còn biết thốt giọng rên siết kêu thương. Đang lúc ấy, bỗng nghe giữa hư không có tiếng niệm Phật nhỏ nhỏ. Ông vội lớn tiếng niệm theo thì giật mình tỉnh giấc, nơi lưng hãy còn đau nhức.
Cụ bà niệm Phật vãng sanh lưu lại xá lợi nhiều màu sắc
Nhân điềm mộng ấy, Từ Lôi cả sợ. Ông hồi tưởng những việc buông lung sai quấy mình làm trong lúc bình thời, vừa hổ thẹn lại vừa hối hận. Kế đó lại chợt mãnh tỉnh tự bảo: “Ta nghe tu học Phật pháp có thể khỏi sự sống chết luân hồi, thoát cảnh khổ nơi Địa ngục. Thế thì tội chướng kia chắc chắn cũng sẽ được giải trừ!”. Từ đó ông cải hối ăn chay làm lành, mỗi ngày trì phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật không gián đoạn.
Mấy năm sau, Từ Lôi bỗng vương bịnh, mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Song với ý niệm sợ tội cầu giải thoát, ông vẫn cố gắng trì danh hiệu Phật và tụng phẩm kinh đã học thuộc lòng. Trong cơn mê lúc tỉnh, ông thường thấy giữa hư không có vùng ánh sáng trắng, trạng như chiếc gương tròn to lớn. Một đêm nọ, Từ Lôi gọi vợ bảo rằng: “Đức A Di Đà và chư Bồ Tát cho biết ngày mai sẽ đến tiếp dẫn tôi, vậy bà hãy quét dọn trong nhà cho sạch sẽ và lên đèn đốt hương đừng cho tắt dứt. Lại nhớ nên nấu nước thơm cho tôi tắm gội thay đổi y phục”.
Ngày hôm sau, khi mọi việc xong xuôi, Từ Lôi gắng đến ngồi ngay thẳng trước bàn Tam Bảo niệm Phật một lúc rồi thoát hóa.
Trích: Mấy Điệu Sen Thanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm