Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ kỳ dạ đa theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(祈夜多) Phạm:Jeyata. Vị A la hán, người nước Kế tân miền Bắc Ấn độ. Theo kinh Tạp bảo tạng quyển 7 chép, thì ngài Kỳ dạ đa ra đời ở nước Kế tân khoảng 700 năm sau đức Phật nhập diệt. Vua nước Nguyệt thị (chi) nghe danh đức của Ngài nên cùng với các quan và đoàn tùy tùng đến thăm ngài, nhưng Kỳ dạ đa ngồi lặng thinh không đón rước, vua thấy uy đức của Ngài càng thêm kính tin bội phần, sau được Ngài chỉ dạy (Đại 50, 316 thượng): Trước đây nhà vua đã từ con đường thù thắng mà đến, nay trở về cũng nên theo đường ấy mà đi! Nghĩa là ở đời quá khứ vua đã gieo trồng nhiều phúc đức nên nay mới được làm vua; nếu đời hiện tại vua tiếp tục tu tập thiện nghiệp thì đời sau vua cũng sẽ được hưởng phúc lành. Nghe xong, nhà vua vui vẻ trở về nước. Ngài Kỳ dạ đa có thần thông, từng hàng phục rồng dữ A lợi na ở nước Kế tân. Trong kinh còn ghi rằng: Vào thời quá khứ lâu xa, sau khi đức Phật Tì bà thi nhập diệt, Kỳ dạ đa là con 1 trưởng giả lại cũng đã từng 500 kiếp đầu thai làm chó nên thường bị khổ não vì đói khát. Những sự kiện trên đây rất phù hợp với truyện ngài Đạt ma mật đa trong Phó pháp tạng nhân duyên truyện quyển 5. Lại theo Ấn độ Phật giáo sử chương 12 của Đa la na tha (Phạm: Tàranàtha), thì nước Ca thấp di la có vua Sư tử xuất gia tên là Thiện kiến (Phạm:Sudarzana), chứng quả A la hán; bấy giờ có vua Ca nị sắc ca (Phạm:Kaniwka) nướcJàlaídhara(Phạm: Gandhàra, Kiện đà la) nghe danh đức của ngài bèn đến Ca thấp di la dự nghe Ngài thuyết pháp rồi cúng dường tháp pháp và chúng tăng. Căn cứ vào những ghi chép trên đây, ta có thể suy biết Kỳ dạ đa, Đạt ma mật đa, Thiện kiến có lẽ cùng là một người nhưng khác tên và từng là thầy của vua Ca nị sắc ca.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Kiếp tai 劫災 Kiếp tận 劫盡 ka la sai ma thích tinh xá Ka-la-lã Ka-la-lã 柯羅邏 Ka-la-pa Ka-na Kha-la Ka-na Ðề-bà Ka-pa-la-pa kakushin
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.