Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Oánh Sơn Thiệu Cẩn theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(瑩山紹瑾, Keizan Shōkin, 1268-1325): vị Thái Tổ của Tào Động Tông Nhật Bản, cháu đời thứ 4 của Cao Tổ Đạo Nguyên (道元), hiệu là Oánh Sơn (瑩山). Ông sinh ra vào ngày mồng 8 tháng 10 năm 1268 nơi Quan Âm Đường ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), tên lúc nhỏ là Hạnh Sanh (行生). Mẹ ông được cảm hóa nhờ đức tin vào Quan Âm Bồ Tát. Năm lên 8 tuổi, ông lên Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji) ở Việt Tiền, tham vấn Triệt Thông Nghĩa Giới (徹通義介). Đến năm 13 tuổi, ông đắc độ thọ giới với Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), vị Tổ đời thứ 2 của chùa này. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1280, khi Hoài Trang qua đời thì ông theo hầu Nghĩa Giới và chuyên tâm tu hành tọa Thiền. Đến năm lên 18 tuổi, ông phát nguyện đi hành cước khắp các tiểu quốc, và đến tham vấn Tịch Viên (寂圓) ở Bảo Khánh Tự (寶慶寺). Tiếp theo, ông lên kinh đô Kyoto, học về Thiền phong mang tính Mật Giáo của Phái Thánh Nhất (聖一派) thuộc Lâm Tế Tông với Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Kiểu (白雲慧皎); thêm vào đó ông còn tiếp xúc với giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn. Kế đến ông đến tham học với Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心) ở Hưng Quốc Tự (興國寺) thuộc vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣] ngày nay), và sau đó ông lại đến tham yết Tịch Viên ở Bảo Khánh Tự lần nữa. Năm lên 22 tuổi, ông phản tỉnh khi đọc được câu kệ trong Phẩm Pháp Sư Công Đức (法師功德) của Kinh Pháp Hoa rằng “phụ mẫu sở sanh nhãn tất kiến tam thiên giới (父母所生眼悉見三千界, con mắt do cha mẹ mình sanh ra tất thấy được ba ngàn thế giới)”, rồi đến năm 25 tuổi thì ông phát thệ nguyện rộng lớn. Năm lên 28 tuổi, ông được cung thỉnh đến làm Tổ khai sơn ngôi Thành Mãn Tự (城滿寺) của dòng họ Phú Kiên (富樫) ở vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken [德島縣]). Năm sau, lúc 29 tuổi, ông lên Vĩnh Bình Tự, sao chép tập Phật Tổ Chánh Truyền Bồ Tát Giới Tác Pháp (佛祖正傳菩薩戒作法), rồi được vị trú trì chùa này là Nghĩa Diễn (義演) trao truyền Bồ Tát Giới cho. Cũng vào mùa đông năm này, lần đầu tiên ông khai đường thuyết pháp ở Thành Mãn Tự, và truyền trao giới pháp cho nhóm 5 người Nhãn Khả Thiết Kính (眼可鐵鏡). Sau đó, ông đến tham yết Hàn Nham Nghĩa Duẫn (寒巖義尹) ở Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji) thuộc vùng Phì Hậu (肥後, Higo, thuộc Kumamoto-ken [熊本縣]), rồi đến kết thảo am ở gần nơi Đông Cung Ngự Sở tại Kyoto, và tương truyền tại đây ông hội ngộ với Nga Sơn Thiệu Thạc (峨山紹碩). Cho đến năm 31 tuổi, ông khai mở giới pháp ở Thành Mãn Tự, độ cho hơn 70 người, và tận lực trong việc giáo hóa dân chúng. Đến năm 32 tuổi, ông kế thừa dòng pháp của Nghĩa Giới, được trao truyền pháp y, làm vị Thủ Tọa đầu tiên của Đại Thừa Tự, và đến năm 35 tuổi thì làm vị Tổ đời thứ 2 của chùa này. Từ ngày 11 tháng giêng năm 1300, ông bắt đầu khai thị bộ Phật Quang Lục (佛光錄). Rồi vào tháng 8 cũng như tháng 11 năm 1306, trải qua hai lần ông được Nghĩa Giới trao truyền cho bí pháp. Cho đến năm 1311, ông chuyên tâm vào việc bổ sung quy cũ ở Đại Thừa Tự, tiếp độ đồ chúng, và trước tác Tọa Thiền Dụng Tâm Ký (坐禪用心記), Tam Căn Tọa Thiền Thuyết (三根坐禪說), Tín Tâm Minh Niêm Đề (信心銘拈提), v.v. Hơn nữa, ông còn khai sáng Tịnh Trú Tự (淨住寺) ở vùng Gia Hạ (加賀, Kaga). Rồi vào năm 1317, ông còn sáng lập ra Vĩnh Quang Tự (永光寺) ở Động Cốc Sơn (洞谷山). Sau đó thể theo lời thỉnh cầu của vị quan Địa Đầu vùng Vũ Trách (羽咋, Hakui) ở Năng Đăng (能登, Noto), ông đến khai sơn Quang Hiếu Tự (光孝寺). Kế đến ông lại khai sáng thêm Phóng Sanh Tự (放生寺) ở vùng Năng Đăng này. Chính trong khoảng thời gian này, thanh danh của Oánh Sơn rất nổi bật, nên được Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇) ban sắc phong cho. Năm sau, nhờ sự cúng dường của đàn na thí chủ, ông xây dựng Điện Phật, rồi Khai Sơn Đường, Pháp Đường, và chỉnh trang toàn bộ ngôi già lam Vĩnh Quang Tự. Từ đó, vào năm đầu niên hiệu Nguyên Hanh (元亨), ông cảm ứng điềm báo mộng khai đường Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji), rồi thể theo lời thỉnh cầu của vị Viện Chủ Chư Nhạc Tự (諸嶽寺) thuộc Chơn Ngôn Luật Tông (có thuyết cho là Thiên Thai Tông) ở Quận Phụng Khí Chí (鳳氣至郡), Năng Đăng, ông đến vùng đất này, và vào ngày mồng 8 tháng 6 cùng năm, ông khai sáng ra Tổng Trì Tự tại đây. Đến ngày 22 tháng 7 thì được cúng dường đất đai của chùa, rồi đến ngày 14 tháng 9 thì nhận được sắc phong chùa, và vào ngày 28 tháng 8 năm sau thì được công nhận là ngôi chùa của Tào Động Tông. Đây là ngôi chùa trung tâm thứ hai của phái Tào Động Nhật Bản. Sau đó, chùa được dòng họ Trường Cốc Bộ (長谷部) chuyên tâm ủng hộ. Vào ngày mòng 8 tháng 8 năm 1325, ông cử Minh Phong Tố Triết (明峯素哲) làm chức Tăng Lục 8 ngôi chùa gồm Vĩnh Quang Tự (永光寺), Viên Thông Viện (圓通院), Quang Hiếu Tự (光孝寺), Tổng Trì Tự (總持寺), Bảo Ứng Tự (寶應寺), Phóng Sanh Tự (放生寺), Đại Thừa Tự (大乘寺); rồi nhường ngôi Tọa Chủ cho vị này và lui về ẩn cư. Đến nữa đêm ngày 15 tháng 8, ông thuyết pháp lần cuối cùng, để lại di kệ và thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời (có thuyết cho là 62 tuổi). Xá lợi của ông được phân phối ra tôn trí tại 4 ngôi chùa Đại Thừa Tự, Vĩnh Quang Tự, Tịnh Trú Tự và Tổng Trì Tự. Môn nhân đắc độ của ông ngoài Minh Phong Tố Triết (明峰素哲), Vô Nhai Trí Hồng (無涯智洪), Nga Sơn Thiệu Thạc (峨山紹碩), Hồ Am Chí Giản (壺庵至簡), còn có Cô Phong Giác Minh (孤峰覺明), Trân Sơn Nguyên Chiếu (珍山源照) là những nhân vật xuất chúng. Đệ tử Ni của ông có Mặc Phổ Tổ Nhẫn (默譜祖忍), Nhẫn Giới (忍戒), Kim Đăng Huệ Cầu (金燈惠球), Minh Chiếu (明照), v.v. Hậu Thôn Thượng Thiên Hoàng (後村上天皇) ban tặng cho ông thụy hiệu là Phật Từ Thiền Sư (佛慈禪師); Hậu Đào Viên Thiên Hoàng (後桃園天皇) thì ban thụy hiệu là Hoằng Đức Viên Minh Quốc Sư (弘德圓明國師), và Minh Trị Thiên Hoàng (明治天皇) là Thường Tế Đại Sư (常濟大師). Trước tác của ông để lại có Truyền Quang Lục (傳光錄) 2 quyển, Oánh Sơn Hòa Thượng Thanh Quy (瑩山和尚清規) 2 quyển, Tọa Thiền Dụng Tâm Ký (坐禪用心記) 1 quyển, Tam Căn Tọa Thiền Thuyết (三根坐禪説) 1 quyển, v.v.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

ô ô ô Ô ở ẩn ồ ạt ô ba ô ba
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.