Tu hành cần phải phước đức đầy đủ
Là người Phật tử chân chính, chúng ta hãy nên biết phát huy hai mặt phước và đức song hành với nhau, giúp người vì tấm lòng tôn kính quý trọng, không phân biệt kẻ sang người hèn.
Cúng dường nào có công đức lớn nhất?
Đạo lý nhà Phật giúp ta mở rộng tấm lòng từ bi sáng ngời về hạt giống yêu thương từ việc bố thí, giúp đỡ chúng sinh bình đẳng qua nhiều hình thức. Từ đó, ta thấy việc làm bố thí, chia sẻ quan trọng ở tâm chân thành, nhờ vậy chúng ta sống với nhau có yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.
Người có đức thì không bị danh vọng, tiền tài, sắc đẹp, ăn ngon, ngủ kỹ chi phối, nên ta có thể làm lợi ích cho nhiều người mà không bị các thứ được mất, khen chê, tốt xấu, khổ vui sai sử và làm ô nhiễm.
Người có phước đức là người có cuộc sống ổn định về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Cuộc sống trong gia đình trên thuận dưới hòa, biết khiêm cung, lễ phép với người trên, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ kẻ dưới, luôn hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết dạy dỗ con cái điều hay lẽ phải, tránh xa bạn ác, gần gũi bạn lành.
Người đủ ăn đủ mặc,
Là người có phước đức,
Do đó nên ít lo,
Nhờ vậy mà dễ tu.
Là người Phật tử chân chính, chúng ta hãy nên biết phát huy hai mặt phước và đức song hành với nhau, giúp người vì tấm lòng tôn kính quý trọng, không phân biệt kẻ sang người hèn. Người có tấm lòng rộng mở mới có thể làm việc bố thí, cúng dường một cách vô điều kiện, có nghĩa là bình đẳng trong việc giúp đỡ, san sẻ, như trường hợp của ông Cấp Cô Độc.
Tuy ông giàu có bậc nhất trong thiên hạ nhưng ông vẫn khiêm cung; trên thì cung kính, tôn trọng người tu hành chân chính, biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ; dưới thì bình đẳng bố thí, yêu thương, giúp đỡ tất cả mọi người.
Ông là bậc mô phạm xứng đáng để hàng hậu học chúng ta bắt chước làm theo. Chính từ tấm lòng rộng mở để nâng đỡ tha nhân mà tâm ích kỷ của ta được chuyển hóa, tâm tham lam được giải trừ, tâm bỏn sẻn được thay đổi, tâm từ bi được tăng trưởng, tâm bao dung và độ lượng được phát triển, tâm buông xả được sáng ngời bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Ăn thì hết cho thì còn
Trong lịch sử Phật giáo, Cấp Cô Độc là tấm gương sáng ngời về hạnh bố thí, cúng dường Tam bảo và hết lòng cưu mang, giúp đỡ nhiều người bất hạnh với tinh thần thương yêu bằng trái tim hiểu biết, luôn sống vì lợi ích tha nhân. Ngài là một cư sĩ tại gia xứng đáng được người đời tặng cho danh hiệu vẹn toàn về hai mặt phước và đức.
Làm phước, bố thí, cúng dường hay nâng đỡ cho nhau là con đường dẫn đến tình yêu thương nhân loại, là cách thức để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, nhằm giúp cho ta và người cùng ngồi lại bên nhau để được sống bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Cách cúng thí thực để có được nhiều lợi ích và phước báu
Trong dân gian Việt Nam có câu: Ăn thì hết, cho thì còn. Tại sao có chuyện lạ đời như vậy?Câu này nghe nói như ngược đời, nhưng thực tế quả thật không sai chút nào. Cái gì ta đang hưởng thụ, tiêu xài cho riêng mình thì không còn, nên nói ăn thì hết. Còn cái gì ta đang có mà dám đem ra giúp cho người thì cái đó mới chính là của ta, nên mới nói cho là còn.
Giống như người có tiền gửi vào ngân hàng, khi nào cần thì ta rút ra xài. Bố thí, cúng dường hay san sẻ, giúp đỡ là nấc thang đầu tiên giúp mọi người gần lại bên nhau vì sự yêu thương, quý mến, nên ta dễ dàng cảm thông và tha thứ, khoan dung và độ lượng; do đó thấy ai cũng là người thân, người thương của mình.
Đạo lý nhà Phật giúp ta mở rộng tấm lòng từ bi sáng ngời về hạt giống yêu thương từ việc bố thí, giúp đỡ chúng sinh bình đẳng qua nhiều hình thức. Từ đó, ta thấy việc làm bố thí, chia sẻ quan trọng ở tâm chân thành, nhờ vậy chúng ta sống với nhau có yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.
Bố thí cúng dường là con đường dẫn đến tình yêu thương nhân loại ngày càng thêm gắn bó, sâu sắc với nhau, bởi sự giúp đỡ, sẻ chia làm giảm bớt ân oán, hận thù. Bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia là nấc thang đầu tiên giúp các vị Bồ tát từng bước tiến lên con đường Phật đạo. Nhờ đóng góp, giúp đỡ, sẻ chia mà tâm ta an lạc, bình yên, hạnh phúc, nên ta thấy ai cũng là người thân, người thương của mình mà sống với nhau bằng trái tim hiểu biết.
Nếu nói về làm phước, bố thí, cúng dường thời Phật còn tại thế thì khó có ai có thể bì kịp với cư sĩ Cấp Cô Độc. Khoảng cuối đời, cư sĩ Cấp Cô độc bị bệnh nặng.
Được tin, Phật bảo ngài Xá Lợi Phất và ngài A Nan trực tiếp đến thăm hỏi bệnh của ông có thuyên giảm chút nào hay không. Cấp Cô Độc trả lời, “Dạ, bệnh tình của con không hề giảm bớt mà còn nặng thêm, cơ thể của con đau nhức rã rời, khó bề qua khỏi”. Nhân đó, thầy Xá Lợi Phất mới chỉ dạy pháp tu rốt ráo cho cư sĩ quán niệm về Phật-Pháp-Tăng.
Phật là bậc giác ngộ chân chánh, là người tỉnh thức, là người đã vượt qua cạm bẫy cuộc đời, là người thấy đúng như thật, biết rõ thực hư của cuộc đời, là bậc đáng được tôn kính và xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của mọi người.
Pháp là những lời dạy vàng ngọc của Ngài, giúp cho mọi người chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
Tăng là đoàn thể sống hòa hợp, hạnh phúc dưới sự chỉ dạy của Phật, vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn cho mọi người biết được chân lý của cuộc đời mà cùng tu theo. Cư sĩ thường xuyên quán niệm như thế thì sẽ được tăng trưởng phước báo và dần hồi giảm bớt tội chướng cùng với các phiền não khổ đau. Sau khi mạng chung sẽ được tái sinh vào các cõi Trời Người mà hưởng phước an vui, hạnh phúc.
Và cư sĩ nên tinh cần quán chiếu, soi sáng như sau: con mắt thấy sắc không bị sắc làm lay động, thấy chỉ là thấy, thấy một cách rõ ràng, không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết như thế đó, không một niệm nghĩ suy phân biệt, cái này đẹp hay cái kia xấu, vì con mắt và hình sắc không phải là tôi và của tôi. Tương tự tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế.
Bảy việc thiện làm tăng trưởng phước đức
Cư sĩ hãy nên xem xét, quán sát rằng, mọi pháp đều do nhân duyên sinh và nhân duyên diệt, không có thực thể cố định, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Trong thân này do 4 chất đất-nước- gió-lửa hòa hợp lại mà hình thành, không có gì là thực thể cố định cả.Cái được gọi là ta, là của ta, nó cũng không thật.Ai chấp vào đó thì sinh ra luyến ái, bám víu, mà lầm tưởng là thật ta, nên mới chấp ngã rồi muốn chiếm hữu.
Ai nghĩ và làm như vậy tức là người vô minh; do vô minh mà sinh ra vọng động; do có vọng động mà sinh ra vọng thức; do có vọng thức mà sinh ra phân biệt có đủ thứ ta-người, do có sự phân biệt ta-người mà sinh ra xúc chạm; do có sự xúc chạm mà sinh ra cảm thọ; do có cảm thọ mà sinh ra tham ái, luyến tiếc, và từ đó bám víu, dính mắc vào sự hiện hữu của nó, nên sống chết, khổ não, ưu sầu, buồn lo đủ thứ. Cư sĩ nên tinh cần quán chiếu sâu sắc như thế, cái gì có hình tướng đều vô thường, bại hoại, nên không có thật ngã”.
Nghe đến đây, cư sĩ Cấp Cô Độc nước mắt ràn rụa vì đã nghe được điều chưa từng nghe từ trước đến nay. Ngài A Nan thấy thế, tưởng cư sĩ bất an, không kham nỗi giáo pháp siêu tuyệt giải thoát, nên mới hỏi Cấp Cô Độc, “cư sĩ vì sao lại thế?” Lúc này, Cấp Cô Độc mới nói trong nghẹn ngào, xúc động, “không ngờ đến giờ con mới được nghe giáo pháp thậm thâm, vi diệu, sâu xa như thế, giúp con thể nhập được lời dạy của Phật nên con mới xúc động như vậy”. Ngài A Nan nói, “giáo pháp này đức Phật thường xuyên hướng dẫn cho chư Tăng Ni”.
Nếu vậy, xin phiền thầy nói lại với Phật, hãy nói pháp giác ngộ giải thoát này để hướng dẫn cho hàng cư sĩ chúng con được biết để tu theo”. Nói xong, Cấp Cô Độc cảm thấy trong lòng an ổn, nhẹ nhàng, vì đã thâm nhập được đầy đủ pháp giác ngộ, giải thoát. Sau khi hai thầy Xá Lợi Phất và A Nan ra về, một hồi sau Cấp Cô Độc an nhiên xả bỏ xác thân và được sinh về cõi trời thứ 33 để hưởng phước báo vô lượng, vô biên, muốn gì được đó.
Giàu hay nghèo đều có nỗi khổ riêng
Có hai gia đình nọ là bà con hàng xóm và là bạn bè thân thiết với nhau. Một người thì thật là giàu, cái gì cũng có. Một người thì thật là nghèo, cái gì cũng không.
Một hôm, người bạn nghèo sang nhà người giàu than thở số phận của mình sao quá nhọc nhằn, khổ sở, cuộc sống lúc nào cũng thiếu thốn, khó khăn. Chị nhà giàu liền nói: “bộ chị tưởng gia đình tôi sung sướng lắm sao! Từ khi giàu có đến giờ, tôi phải nhọc nhằn thức khuya dậy sớm chạy theo công việc đầu tắt mặt tối, không dám một ngày lơ lỏng, ăn không ngon, ngủ không yên, cứ nơm nớp lo sợ bị trộm cướp viếng thăm, lúc nào cũng sợ mất mát, thiệt thòi, khổ lắm chị ơi! Chị bạn nghèo nghe nói thế liền đáp, “nếu vậy thì chị chia bớt cho tôi đi, tôi thà chịu khổ một chút cũng không sao.” “Đâu được chị, bao nhiêu năm trời ròng rã cực khổ làm lụng vất vả, nhín ăn bớt mặc mới có được cơ nghiệp hôm nay”.
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy, chị bạn tuy giàu nhưng lại tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt, có của cải thà để hư hao, mục nát, không dám đem ra san sẻ hay giúp đỡ cho ai. Giàu như thế đâu có lợi ích gì cho nhân loại.
Như có ông tỉ phú kia khi chết để lại một gia tài kết sù không có người thừa kế, cuối cùng tài sản bị sung vào công quỹ. Hằng ngày ông chỉ ăn cháo và cơm đạm bạc, mặc loại vải gai rẻ tiền, đi bằng loại xe cũ kỹ, trong khi gia tài có hơn 8 triệu đồng tiền vàng, chưa kể đất đai, ruộng vườn, nhà cửa. Khi còn sống ông làm việc quần quật suốt ngày không dám nghỉ ngơi, thấy người nghèo khổ đến xin miếng cơm, chén cháo sống qua ngày thì ông xua đuổi, “ráng làm lấy mà ăn, đồ hạng người làm biếng!” Cả đời ông chưa từng giúp một ai hay cho ai cái gì, thậm chí những người làm công trong nhà cũng không được no cơm, ấm áo.
Tuy nghèo nhưng biết nhân nghĩa, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với người khốn cùng để giúp họ qua cơn hoạn nạn, khó khăn. Nghèo như vậy cũng nên nghèo vì vẫn còn làm lợi ích thiết thực cho người khác. Chúng tôi cũng từng kể về câu chuyện chứng kiến trực tiếp trong cuốn “gieo trồng phước đức” về một gia đình người chồng bị chết trong cơn bão lũ, để lại 1 vợ cùng 6 đứa con thơ dại. Đứa lớn nhất chỉ mới 14 tuổi, cả gia đình đang ở nhà tạm để chờ cứu trợ trong cơn bão lũ, mặt mày đứa nào cũng đã xám xịt vì đói khát lâu ngày.
Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên
Ấy thế mà khi nhận được phần quà không đáng là bao, người vợ loay hoay sớt ra làm hai phần rồi nhanh chân cầm phần kia đem đi đâu đó. Lát sau cô quay trở lại, cười nói, “gia đình con may mắn được đoàn cứu trợ giúp đỡ, song bên cạnh còn nhiều gia đình khó khăn hơn gia đình chúng con, họ cũng chịu cảnh đói rét, thiếu thốn nhiều ngày”.
Tấm lòng cao thượng và sự hy sinh, chia sẻ của vị thí chủ ấy chỉ có các bậc Bồ Tát mới thực hiện được.Bản thân chúng tôi nhiều năm đi làm từ thiện mới thấy lần đầu có người thật sự nhân nghĩa, chan chứa tình yêu thương nhân loại bao la như thế.Nhìn lại việc làm của mình chẳng đáng là bao, chúng ta cần phải học tập và bắt chước hành động cao thượng từ người phụ nữ ấy. Miếng ăn mình cần để sống qua ngày mà dám dứt ruột để sẻ chia cho người khác.
Điều này quả thật rất hiếm có trên đời! Ngẫm lại việc này chúng tôi dặn lòng phải cố gắng hơn nữa để việc làm của hội ngày càng thêm phát triển, và càng thêm nhiều cá nhân tích cực hơn bằng cách mỗi tháng chỉ cần nhịn một hai bữa sáng để dành dụm giúp đỡ người khó khăn qua cơn hoạn nạn. “Kết nối yêu thương- Từ thiện duyên lành- Sẻ chia cuộc sống” là tâm nguyện của chúng tôi sau thời gian vấp ngã, được Phật pháp cứu vớt để làm lại cuộc đời.
Gia đình người thân là nền tảng của xã hội
Con người ta ai cũng quý trọng thân này vì cho rằng nó là ta, thật của ta, nên cứ mãi chạy theo vào trường đời danh vọng, để làm sao cho có thật nhiều tiền bạc, của cải, vật chất sung túc, đầy đủ, dư dã. Từ chỗ bám víu lo cho thân này, nên tìm cách vơ vét, bóc lột về cho riêng mình thật nhiều, đã lo cho ta rồi đến của ta, vợ ta, con ta, cha mẹ ta, người thân của ta, đất nước ta…
Chính vì quan niệm sai lầm trên, nên Phật thí dụ bà vợ thứ ba là gia đình người thân. Khi ta giàu có, quyền cao chức trọng thì ai cũng đến chúc mừng, tán thán, rồi nhờ vã, ăn theo để được giúp đỡ và kiếm chác chút đỉnh. Gia đình, người thân là nền tảng để phát triển hình thành nên một xã hội nếu trong gia đình biết sống hiếu thuận với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, vui vẻ, thuận thảo với anh em và sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia khi gặp người bất hạnh.
Có ông lão đã gần 90 tuổi, nhưng không bao giờ biết lo tu tâm dưỡng tánh, nên suốt cả cuộc đời nhọc nhằn, lao khổ trăm bề. Lúc còn trẻ thì lo gầy dựng sự nghiệp để lo cho thân này, nên ráng làm thật nhiều tiền rồi lấy vợ, sinh con đẻ cái, con cháu, chắt chít đầy nhà. Đông con, đông cháu nên suốt ngày ông cứ vì thế mà bận rộn, lo hết việc này lại đến việc kia, không có thời gian nghỉ ngơi.
Hôm đó, trên đường đi giáo hóa, Phật biết ông sắp hết duyên phần, vì lòng từ bi nên Phật ghé nhà muốn ông thức tỉnh về sự vô thường, không dính mắc vào tình cảm, gia đình, người thân, để ông hồi tâm thức tỉnh trở lại, khi ra đi được an ổn, nhẹ nhàng mà sinh về cõi lành. Do đó, Phật đọc bài kệ vô thường cho ông nghe nhằm nhắc nhở và cảnh tỉnh.
Ông nói bài kệ hay quá chừng, nhưng bây giờ tôi chưa rãnh để học bài kệ đó được, phải lo coi thợ thầy, nhân công, để làm cho xong căn nhà mát năm gian, phiền Phật khi khác ghé lại để ta cùng nhau tham khảo nghĩa lý bài kệ.
Chiều hôm đó, người nhà chạy đến tịnh xá báo tin ông đã bị cây rớt trúng vào đầu, chết liền tại chỗ.Câu chuyện trên là một bài pháp sống nhằm nhắc nhở hàng Phật tử chúng ta phải ý thức việc tu hành của mình.Khi còn trẻ thì ta phải nương nhờ sự lo lắng, giúp đỡ của cha mẹ về mọi phương diện, đến khi lớn khôn, trưởng thành thì ta có vợ có chồng và sinh con đẻ cái, gầy dựng giống nòi nhân loại. Sau khi lo tròn trách nhiệm chu toàn cho con cháu rồi, ta phải biết sắp xếp thời gian để tu tập chuyển hóa, sống vui vẻ hạnh phúc tuổi già để chuẩn bị cho đời sống kế tiếp được vuông tròn tốt đẹp hơn.
Trường hợp của ông già trên thật là diễm phúc mới có nhân duyên gặp Phật, nhưng vì ông ta cứ mải mê gầy dựng sự nghiệp thế gian mà cuối cùng bị tai nạn, chết bất đắc kỳ tử. Chết như vậy thì ba thứ thân thương nhất mà mình hằng ngày phải lo lắng cưu mang; trước tiên là lo cho thân này nên cố gắng phải làm ra thật nhiều tiền bạc của cải để đáp ứng mọi nhu cầu cho thân, rồi kế đến là cho con ta, cùng với những người thân thuộc, bà con hai bên.
Cội nguồn của mọi phước đức, nằm ở đâu?
Nhưng đến khi ra đi, những thứ đó đâu thể giúp được cho mình, cụ thể như ông trưởng giả đó kêu ba bà vợ phát tâm đi theo, có bà nào chịu đâu. Duy chỉ có bà vợ thứ tư khỏi cần phải hỏi, bởi bà đại diện cho việc làm và những thói quen của ta mỗi ngày, ta làm tốt hay xấu, đúng hay sai, có phước hay có tội, nhiều ít gì thì nó vẫn sẽ theo ta trong cuộc hành trình của đời sống kế tiếp.
Vậy chủ yếu cuộc sống của thế nhân hằng ngày ngoài công việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận với gia đình người thân, ta cần phải sắp xếp thời gian tu hành để gầy dựng cho đời sống kế tiếp được tốt đẹp và hoàn chỉnh hơn.
Hiện tại, ta phải biết gieo tạo nghiệp lành thuần thục khi còn mạnh khỏe, đến lúc gần chết, tâm niệm cũng phải lành thì mới chắc chắn bảo đảm đi đến cõi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành mà lúc gần chết tạo nghiệp dữ thì chưa bảo đảm đi đến cõi an vui, tốt đẹp. Còn nếu hiện tại khi ta chưa biết tu, lỡ gây tạo nghiệp dữ nhiều, lúc gần chết tâm niệm biết thay đổi thì cũng có thể chuyển đổi được phần nào nghiệp xấu ác trước kia, vì nghiệp không cố định.
Phật vì lòng từ bi thương xót, muốn giúp cho ông lão ý thức việc sống chết mà lo thúc liễm thân tâm, chuẩn bị cho đời sống kế tiếp được tốt đẹp hơn, nên đến nhà khuyên nhủ, chỉ dạy, nhưng ông lão nào có hay biết gì. Ông còn hẹn Phật chờ đến khi nào rãnh rỗi thì hãy đến rồi cùng bàn luận nghĩa lý của bài kệ. Do đó, ông phải chịu chết bất đắc kỳ tử, chết như vậy thì khó lòng siêu thoát, vì đang còn dính mắc vào việc làm dang dỡ.
Nhiều khi, thần thức của ông phải chịu loanh quanh, lẫn quẩn trong nhà, vì luyến tiếc việc làm chưa xong, chính vì vậy mà ông có thể trở thành con ma vất vưỡng.Vì ông nghĩ thân này lâu dài bền chắc, bám víu vào sự nghiệp tài sản và lo lắng, cưu mang cho gia đình, người thân quá mức mà bị họa chết bất đắc kỳ tử như vậy.
Người cư sĩ tại gia hãy suy tư, nghiền ngẫm lời Phật dạy qua câu chuyện trên, để chúng ta ý thức việc tu hành, biết cách sắp xếp hài hòa trong mọi công việc mà có thời gian hoàn thiện chính mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm