Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/04/2020, 08:18 AM

Tu hạnh Quán Âm sau khi chết sanh về đâu?

Hành giả tu hạnh Quán Âm, tất nhiên sẽ lấy nhân gian làm Phật sự. Phụng sự cõi này bằng các chương trình từ thiện xã hội, cứu tế người nghèo.... như 32 hoá thân của Bồ tát trong kinh Phổ Môn, nhằm tịnh độ hoá nhân gian.

Quán nguyện bốn vị Bồ tát lớn 

Theo triết lý tịnh độ, sau khi mất, người niệm Phật có thể đới nghiệp vãng sanh về cõi phàm thánh đồng cư độ, đó là đủ tín và nguyện như Đại sư Thiện Đạo chủ trương.

Thật chất tịnh độ có bốn loại gồm: Phàm thánh đồng cư độ, Phương tiện hữu dư độ, Thật báo trang nghiêm độ, Thường tịch quang tịnh độ, mỗi cõi có chín phẩm, tuỳ theo căn cơ trình độ tu tập mà hành giả phát nguyện vãng sanh, được sanh về Cực lạc của đức Phật A Di Đà. Do đó, khi tu các pháp môn khác, hành giả lúng túng vì sợ sau khi chết bị thoái đoạ. Tuy nhiên, đã gieo duyên lành trong Phật pháp thì hạt giống ấy không mất, chỉ chờ đủ duyên nảy mầm, đơn hoa, kết trái. Còn lại là đi theo nghiệp của mình. Tuy nhiên, người niệm Quán Âm Bồ Tát là tuỳ nguyện vãng sanh tịnh độ, đến các cõi của chư Phật, Bồ tát, trong đó có cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Hoặc đã kiến tánh làm, chủ sanh tử thì đồng với Thường Tịch Quang Tịnh Độ không khác.

Tuy nhiên, người niệm Quán Âm Bồ Tát là tuỳ nguyện vãng sanh tịnh độ, đến các cõi của chư Phật, Bồ tát, trong đó có cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Tuy nhiên, người niệm Quán Âm Bồ Tát là tuỳ nguyện vãng sanh tịnh độ, đến các cõi của chư Phật, Bồ tát, trong đó có cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Bồ tát Quán Thế Âm có 4 cõi tịnh độ, đó là:

1. Cõi tịnh độ Bổ Đà Lạc Già, như trong kinh Hoa Nghiêm đề cập. Thiện Tài Đồng Tử đến thành Phổ Môn, nơi cũng Bổ Đà Lạc Già để học Đại Bi Tam Muội Giải Thoát Môn. Bồ tát Quán Âm cũng thuyết chú Đại Bi tại nơi này. Tuy vậy, các thánh tính của sự thị hiện của ngài như núi Phổ Đà, Trung Quốc; Núi Hương Tích, Việt Nam..., đều có thể được xem là tịnh độ nhân gian.

Hành giả tu hạnh Quán Âm, tất nhiên sẽ lấy nhân gian làm Phật sự. Phụng sự cõi này bằng các chương trình từ thiện xã hội, cứu tế người nghèo.... như 32 hoá thân của Bồ tát trong kinh Phổ Môn, nhằm tịnh độ hoá nhân gian. Vì chư pháp vô tướng vậy. Cõi này tức nhân gian tịnh độ.

2. Cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc: Kinh Bi Hoa nói Bồ tát Quán Thế Âm là trợ tá cho Đức Phật Di Đà ở cõi Tây Phương. Kinh Đại Bi Hoa ghi nhận, người nào trì chú Đại Bi & niệm Quán Âm sau khi chết sẽ vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Đi Đà. Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy hành giả pháp tu quán tưởng Bồ tát Quán Thế Âm, để được sanh về Cực Lạc. Kinh Pháp Hoa nói, ai thọ trì chỉ một câu chữ, hay tựa đề kinh Pháp Hoa sẽ được liên hoa hoá sanh về cõi tịnh độ phương Tây của Phật A Đi Đà. Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký nói ngài hiện ở cõi Ta Bà trợ hoá cho Đức Phật Thích Ca tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc. Cho nên hành giả tu hạnh Quán Âm, nếu nguyện được sanh về cõi cực lạc, thì sẽ được vãng sanh. Cõi này, đồng với hai cõi Phàm thánh đồng cư độ & Phương tiện thánh cư độ của tịnh độ.

3. Cõi Tịnh Độ Chúng Bảo Phổ Tập Trang Nghiêm: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký nói sau khi Đức Phật Vô Lượng Thọ (A Di Đà) nhập Niết bàn, Bồ tát Quán Thế Âm sẽ thành Phật ở cõi Tây phương cực lạc, cõi nước khi ấy tên là Chúng Bảo Phổ Tập Trang Nghiêm, dùng Đại Bồ Tát làm đại bửu, Phật hiệu là Đức Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai. Cõi này đồng với Thật Báo Trang Nghiêm Độ.

Ý nghĩa từng câu trong Chú Đại Bi

Hành giả tu hạnh Quán Âm, tất nhiên sẽ lấy nhân gian làm Phật sự.

Hành giả tu hạnh Quán Âm, tất nhiên sẽ lấy nhân gian làm Phật sự.

4. Tịnh Độ nhất mao (Tịnh Độ Lỗ Chân Lông): Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương nói, tại mỗi lỗ chân lông của Bồ tát đều có vô số cõi Phật, chư Phật và Bồ Tát, thường dạo chơi trong ấy. Đại Bồ tát Phổ Hiền đi vào lỗ chân lông của ngài mà chẳng thấy biên tế. Đây là lý tịnh độ: Nhất tức nhất thiết ( một là tất cả), biểu hiện sự sự viên dung vô ngại trong kinh Hoa Nghiêm. Nên nói, đây là Tịnh độ Pháp Thân, tức đồng với Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

Dựa vào các kinh điển, chúng ta có thể đưa ra các pháp tu của Bồ tát Quán Âm:

1. Trì Danh Quán Âm: Kinh Phổ Môn nói trì danh Quán Âm được giải thoát khỏi bảy thứ nạn: nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc; ba độc tham, sân, si và thỏa mãn hai điều mong là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái.

Kinh nói: “nếu người nhiều tham, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa tham. Nếu người nhiều sân, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa sân. Nếu người nhiều si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa si”.

Đây là chỉ rõ gốc khổ cho chúng sanh. Phương tiện từ hoá thành lần về bảo sở. Từ đa cầu đến vô dục. Chứ không chỉ cổ xuý lòng tham muốn như nhiều người lầm tưởng.

2. Quán Tưởng Quán Âm: Quán Kinh dạy Quán Tưởng 32 tướng tốt của Bồ tát từ đảnh tới chân để cầu sanh tịnh độ.

3. Thật Tướng Quán Âm: Là tinh thần chiếu kiến ngũ uẩn giai không trong Bát Nhã Tâm Kinh và các kinh Đại Thừa khác. Triệt ngộ như thế, đồng với kiến tánh của thiền tông.

Pháp Môn tu tập của Bồ tát có rất nhiều, gồm thâu cả thiền tịnh mật. Thiền gồm có thiền chỉ và Thiền Quán. Thiền chỉ là dừng tâm trên một đối tượng như trì danh Quán Âm hoặc chú Đại Bi, để gạn lọc tham, sân, si; Thiền quán thiên về tuệ như tâm kinh, pháp Phản Văn Văn Tự Tánh trong kinh Lăng Nghiêm hay các pháp môn quán tưởng bổn tôn của mật tông & tịnh độ. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là trì danh Quán Âm trong kinh Phổ Môn, chú Đại Bi & Lục tự đại minh chơn ngôn.

Về mức độ giác ngộ, hành giả tu hạnh Quán Âm sẽ thành tựu giác ngộ theo các cấp độ, xin được mạo muội, nêu ra như sau:

1. Kiến văn thành Phật: Kinh Địa Tạng nói: “Bất kì chúng sanh nào chỉ cần nghe danh, thấy hình tượng Bồ tát Quán Âm, không còn thoái chuyển đạo vô thượng Bồ đề”. Nghĩa là chắc chắn thành Phật trong tương lai. Chỉ cần thấy hình, nghe danh mà chẳng cần biết tin hay không, đã được lợi ích như thế. Đây gọi là viễn nhân thành Phật. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mà tự họ chưa phát huy được.

2. Tín thành Phật: Kinh Phổ Môn nói: “Công đức mô thời cúng dường, lễ bái Bồ tát Quán Âm hơn trọn đời tận tụy cúng dường 62 ức số bồ tát như cát sông Hằng”. Hạng phàm phu nghe vậy, khởi niềm tin sâu xa với Bồ tát Quán Âm. Thường xuyên cúng dường, lễ bái, trì danh, nhưng đắm chỗ tham cầu phước báo nhân thiên. Do đó chỉ gieo duyên, để trong tương lai thành Phật. Cũng như kinh Địa Tạng nói: “cúng dường, lễ bái, Bồ tát Quán Âm sẽ không còn thoái chuyển đạo vô thượng Bồ đề”.

Thông điệp từ bi ngày khánh vía đức Bồ Tát Quan Thế Âm

3. Vãng sanh thành Phật: Kinh Đại Bi nói: Người trì danh Quán Âm sẽ được tuỳ nguyện vãng sanh tịnh độ. Kinh Pháp Hoa, Đức Phật thọ ký cho người thọ trì danh Quán Âm vãng sanh cực lạc. Như vậy, nếu đã vãng sanh tịnh độ của chư Phật, thì nên phát nguyện sanh về tịnh độ của Phật Di Đà là thù thắng nhất. Nếu được về đó sẽ chắc chắn thành Phật.

4. Kiến tánh thành Phật: Nghĩa là sáng đạo ngay nơi cõi đời này. Thấu rõ thật tánh các pháp. Không còn bị sanh tử ràng buộc. Kinh Bát Nhã nói: "Soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách”. Sau đó tuỳ nguyện vãng sanh Cực Lạc, hoặc cầu sanh về trời Đâu Suất hầu cần Phật Di Lặc đợi tới hội Long Hoa, hoặc nguyện tái sanh trở lại tịnh độ hoá nhân gian, lấy ngũ trược làm đạo tràng. Kiến tánh chỉ là Phật nhân, chưa phải Phật quả. Hành giả phải tu tiếp đến khi viên mãn lục độ, đắc tam minh, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp như chư Phật mới thôi.

Dù vậy, Bồ tát Quán Thế Âm quá khứ từng là Phật Chánh Pháp Minh Như Lai, từng là thầy của Đức Phật Thích Ca trong giai đoạn nhân địa tu khổ hạnh, từng thị hiện làm Mã Đầu Minh Vương cứu Bồ tát ra khỏi nước La Sát; vẫn thị hiện trở lại làm Bồ tát cứu độ chúng sanh, nguyện độ hết tất cả chúng sanh thành Phật, ngài mới thành chánh giác. Đó là lòng đại bi quá lớn, đại diện cho mười phương ba đời tất cả chư Phật. Nên trì niệm danh hiệu ngài tức làm huân tập tâm đại bi và trưởng dưỡng lòng Bồ đề nơi chính mình. Là thiết lập bản tâm mình nơi trái tim của tất cả chư Phật, bằng mười hai hạnh nguyện lớn lao, chẳng gì sợ hãi.

Đây là pháp môn thù thắng, sống hạnh phúc, chết bình an, rất phù hợp với căn cơ chúng sanh thời mạt pháp. Bằng tu kiêm trì chú Đại Bi và Niệm Phật cũng tốt.

Đây là pháp môn thù thắng, sống hạnh phúc, chết bình an, rất phù hợp với căn cơ chúng sanh thời mạt pháp. Bằng tu kiêm trì chú Đại Bi và Niệm Phật cũng tốt.

Tu hạnh Quán Âm, phải đầy đủ tín, hạnh, nguyện, như pháp môn niệm Phật:

1. Tín là tin rằng Bồ tát Quán Âm có thật, bi nguyện ngài có thật, mình niệm danh hiệu ngài chắc chắn có cảm ứng, được vãng sanh tịnh độ và thành Phật.

2. Hạnh: Là chuyên trì danh hiệu. Bỏ ác, làm lành, niệm Phật nhất tâm. Lấy tinh thần từ bi của Bồ tát đem đạo vào đời, phụng sự nhân sinh.

3. Nguyện: Là nguyện khi xả bỏ thân này được vãng sanh tịnh độ (hoặc kiến tánh ngay cõi đời này). Luôn lấy hạnh nguyện cứu khổ độ sanh của Bồ tát làm hạnh nguyện của mình.

Như vậy, người tu hạnh Quán Âm, hiểu được như thế, chỉ lo dụng công tu tập, không lo thoái đọa, nếu lấy trì danh Quán Âm & chú Đại Bi làm chánh hạnh. Vì kinh Đại Bi nói: "Người nào trì chú Đại Bi sẽ không bị đoạ vào ba ác đạo, khi lâm chung sẽ chắc chắn vãng sanh tịnh độ”. Chỉ mong quý vị đừng thối thất mà đổi cửa môn đình. Đừng nghe ai nói niệm Quán Âm không được vãng sanh Cực Lạc. Đây là pháp môn thù thắng, sống hạnh phúc, chết bình an, rất phù hợp với căn cơ chúng sanh thời mạt pháp. Bằng tu kiêm trì chú Đại Bi và Niệm Phật cũng tốt. Nhưng phải biết đâu là chánh nhân và trợ duyên.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm