Tu “Khẩu”

Người xưa có câu: “Họa từ trong miệng mà ra”, cho nên hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật, nói lời hướng thiện để tránh Khẩu nghiệp.

 >> Phật giáo và người trẻ

Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì Khẩu Nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ cả cuộc đời.

Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với người chủ có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, căm hận... và lớn hơn nữa là kẻ chết - người tù chỉ vì lời qua tiếng lại... giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh… Chúng ta hãy luôn cẩn thận với lời nói, Ông bà ta cũng có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Tu “Khẩu” 1

Không nói dối là chúng ta nên nói thật, luôn luôn nói thật, dù là việc nhỏ, vì nói dối nhiều lần sẽ thành thói quen, mà thường thì nói dối một lần thì lần sau phải nói dối tiếp để che đậy cái dối trước, dần dần nói dối không che đậy được nữa thì xảy ra hành động sai trái…

Trong Thập Thiện Nghiệp (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời ác). Chúng ta thấy rõ trong 10 điều thì đã có 4 điều về Khẩu Nghiệp:

Bài liên quan

Không nói dối là chúng ta nên nói thật, luôn luôn nói thật, dù là việc nhỏ, vì nói dối nhiều lần sẽ thành thói quen, mà thường thì nói dối một lần thì lần sau phải nói dối tiếp để che đậy cái dối trước, dần dần nói dối không che đậy được nữa thì xảy ra hành động sai trái… Những hậu quả nghiêm trọng, cái gốc cũng từ việc nói dối ban đầu mà ra. Nói dối nhiều quá thì mọi người cũng sẽ biết, sẽ không tin mình nữa, sống mà không ai tin mình thì là bất hạnh. Ngoài trừ chuyện nói dối để cứu người, hành thiện.

Không nói thêu dệt là không nói thêm bớt, nghe câu chuyện ở đây xong đi kể cho người khác nghe, mà thường khi kể lại thì hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút, cứ như vậy nhiều khi chỉ có bó rau muống thôi cũng ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.

Không nói hai chiều, còn gọi là hai lưỡi, lúc nói thế này, lúc lại nói thế khác, ví như nói xấu người này, rồi lại nói xấu người kia, gặp ai cũng nói xấu, mới khen người ta đó quay lưng đi liền nói xấu với người khác, đâm chọc chia rẽ, làm cho mọi người hiểu lầm nhau, gia đình người ta xào xáo đổ vỡ, có thể đưa đến những hậu quả không thể cứu vãn được.

Không nói lời ác, lời tục tĩu… Chúng ta không nên nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chửi bới nhục mạ người khác, tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì tự mình mở cánh cửa địa ngục cho mình. Lại càng không nên nguyền rủa người khác, không nên nói lời tục tĩu khó nghe…

Tu “Khẩu” 2

Đức Phật dạy: "Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất của mỗi người, là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất của đời người.

Bài liên quan

Đặc biệt, không nên Vọng Ngữ, Vọng Ngữ là không biết mà nói biết, ngã mạn, tự cao tự đại, đứng giữa đám đông nói lời không lợi ích, nói lời sai trái mà cứ cho là đúng, hướng mọi người đi sai đường, ví như chưa chứng đắc mà nói đã chứng đắc thì đó là đại Vọng Ngữ, lợi dụng mọi người cung phụng cho mình đó là đại Vọng Ngữ, tội vô cùng lớn.

Theo quy luật Nhân Quả, Nhân thế nào thì Quả thế ấy, gieo hạt dưa thì được quả dưa thơm ngọt, gieo hạt chanh thì quả chanh chua, chúng ta đã thấy những người vô cùng thiếu may mắn sinh ra đã bị sứt môi, nói ngọng, thậm chí là bị câm…. ấy cũng là do tạo Khẩu Nghiệp xấu, gây nên những hậu quả lớn, đã mang khổ đau tới cho mọi người nên giờ họ phải trả nghiệp.

Vì thế, hãy sám hối, nhận lỗi và sửa sai, không bao giờ tái phạm và hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật, nói lời hướng thiện… Nhân lành ắt sẽ nhận Quả lành, Phúc hay Họa đều do miệng mà ra. Cho nên mỗi người cần phải cố gắng tu “Khẩu” trước tiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chánh niệm từ bi - hoá giải sân hận trong học đường

Phật pháp và cuộc sống 14:57 28/03/2025

Mặt trời buổi sáng rọi những tia nắng ấm áp qua cửa sổ lớp học, nhưng không khí trong phòng lại căng thẳng đến lạ thường. Minh – một cậu học sinh lớp 9, nổi tiếng là nóng tính – đang đứng đối diện với Nam, ánh mắt đầy giận dữ. Cả lớp nín thở.

Sống biết tha thứ và bao dung

Phật pháp và cuộc sống 14:34 28/03/2025

Cái quý giá nhất của đời sống con người chính là đời sống có được hạnh phúc bình an của tâm hồn. Bao dung tha thứ cho người cũng chính là bao dung tha thứ cho mình. Tha thứ bao dung cho người với trái tim chân thành mới có thể giúp người khác khắc phục được lỗi lầm, trao cho họ một cơ hội để sửa sai.

Thực hành Chánh niệm: Không chỉ phương pháp, quan trọng là ứng dụng

Phật pháp và cuộc sống 11:21 28/03/2025

Thực tế, phương pháp thực hành chánh niệm đã được thiết lập rõ ràng. Đó là nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra.

Phật tử Việt Nam và Vesak 2025: Hiểu sâu, hành đúng, lan toả rộng

Phật pháp và cuộc sống 22:42 27/03/2025

Năm 2025, Việt Nam vinh dự đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc, một sự kiện mang tầm vóc quốc tế, đón tiếp quý chư tôn đức, lãnh đạo, học giả, nhà nghiên cứu, Phật tử từ nhiều quốc gia đến tham dự. Đây không chỉ là cơ hội để giới thiệu Phật giáo Việt Nam với thế giới mà còn là dịp để mỗi Phật tử trong nước thể hiện sự hiểu biết, thực hành giáo pháp và đóng góp tích cực vào sự thành công của sự kiện trọng đại này.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo