Tu là biết chuyển hoá bản thân ngay từ trong ý nghĩ
Người biết chuyển hoá bản thân ngay từ trong ý nghĩ đó chính là người biết Tu Tâm. Có một thực tế hiển nhiên đó là khi tri thức càng nâng cao thì cái tôi càng lớn mạnh.
Và khi cái tôi càng lớn mạnh thì con người càng khó kiềm chế bản thân mình trước những cảm xúc đòi hỏi để phục vụ cho cái tôi của mình.
Biết kiềm chế bản thân chính là người sống có tu dưỡng, có sự tự chủ trong hành đông, lời nói và việc làm mà đức Phật Ngài gọi là người sống biết ''phòng hộ các căn''. Người có tự chủ thì sẽ có tự do, người có tự do thì phong thái sống nhẹ nhàng, tự tại...
Nhiều thói hư tật xấu cũng phát sinh từ sự thiếu kiềm chế bản thân như:
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường dễ chạy theo những đòi hỏi tầm thường của bản thân.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường dễ sinh lòng kiêu ngạo.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường hay đánh giá người khác.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường tìm kiếm lỗi lầm của người khác để phê phán.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường tìm cách đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh chứ không nhận lỗi về mình.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường hay nổi giận khi bị ai phê bình.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường thích nói xấu người khác.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường thích lan truyền tin đồn.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường hay bảo thủ, cho ý kiến của mình là đúng.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường khó tha thứ cho người khác.
- Người thiếu kiềm chế bản thân thường dễ bị kích động, gây nên chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết của gia đình, xã hội.
Người có tu dưỡng luôn biết kiềm chế bản thân, chuyển hoá bản thân từ ngay trong ý nghĩ, thận trọng trong lời nói và luôn kiểm soát hành động của bản thân, không để cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những phán đoán, nói năng hay hành động sai lầm.
Đặc điểm nổi bật dễ nhận ra nhất của người thiếu kiềm chế bản thân là tính tự cao, lúc nào cũng tự đưa ngã mình lên cao hơn mọi người chung quanh. Luôn ghi nhớ rằng, ngã càng cao trí tuệ, đạo đức càng thấp, ngã càng thấp trí tuệ, đạo đức tăng trưởng. Thực hành kiềm chế bản thân bằng cách luôn hạ mình khiêm tốn chính là hành trình giúp chúng ta thăng tiến tâm linh.
Khó thay! trì nhiếp tâm người.
Chập chờn, dao động vạn đời không yên!
Thợ tài uốn thẳng cây tên.
Giữ tâm cũng vậy, thiện hiền khéo tu!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đối trị sân hận trong đời sống hiện đại
Sống an vui 14:41 17/12/2024Trong cuộc sống hiện đại, khi áp lực công việc, gia đình và xã hội ngày càng đè nặng, chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái sân hận. Một lời nói vô ý, một hành động bất cẩn của ai đó cũng có thể làm lòng ta dậy sóng, khiến cơn giận bùng phát.
Người ta sợ đau, nhưng lại không buông được nỗi đau
Sống an vui 10:30 17/12/2024Người ta ghét tổn thương, nhưng lại để tổn thương trở thành một phần định nghĩa con người mình. Ta sống trong đau khổ không phải vì nó mạnh mẽ hơn ta, mà vì ta chưa đủ can đảm để đối diện.
Tịnh độ có khổ…
Sống an vui 09:30 17/12/2024Tiếng kẻng thức chúng vừa điểm, kết thúc buổi chỉ tịnh ban trưa, chú tiểu Thiện Sanh trở mình ngồi dậy trên chiếc đơn giường.
Sống trọn vẹn với hiện tại
Sống an vui 09:21 17/12/2024Cuộc sống cũng như một dòng sông, luôn chảy mãi không ngừng. Nếu ta chỉ đứng bên bờ mà nhìn, dòng nước ấy vẫn sẽ cuộn trôi, còn ta thì lặng lẽ đứng lại, chẳng thể nào cảm nhận được cái mát lành, sảng khoái của nước, cũng chẳng thể hòa mình vào nhịp điệu của nó.
Xem thêm