Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/08/2022, 07:42 AM

Tu là chuyển nghiệp (Phần 1)

Phật học nói đến Tam Nghiệp gồm có Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp. Phật học cũng nói đến Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả, nói tắt là Nhân và Quả.

Tội nghiệp! Quả báo hay Nghiệp báo là những tiếng ghép đôi dân gian thường dùng khi tỏ ý sót thương một người khổ não hay tỏ ý đáng tiếc một việc không hay đã xảy ra. Phật học nói đến Tam Nghiệp gồm có Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp. Phật học cũng nói đến Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả, nói tắt là Nhân và Quả.

1. Tam nghiệp và phân biệt nhân với quả

Theo từ ngữ, tiếng đơn NGHIỆP (tiếng Sanskrit: Karma) có nội dung diễn tả một việc làm, một sự kiện do một vai trò thực hiện: Do Thân đảm trách gọi là Thân Nghiệp, do Miệng đảm trách gọi là Khẩu Nghiệp, do Óc đảm trách gọi là Ý Nghiệp. Nói đến Tam Nghiệp là có hàm ý chú trọng đến vai trò diễn xuất. Nói cách khác, Tam Nghiệp trình bày sự xếp loại Nghiệp trong Phật học lấy vai trò thực hiện làm tiêu chuẩn phân biệt.

Chuyển nghiệp - Thỏa hiệp với nghiệp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sự phân biệt Nghiệp Nhân với Nghiệp Quả khó nhận ra, không dễ dàng như trường hợp Tam Nghiệp Thân, Khẩu và Ý. Theo từ ngữ nhân có nghĩa cụ thể là hạt giống, nghĩa trừu tượng là nguyên do, lý do chính tạo nên một sự kiện như gieo hạt giống xuống đất sẽ mọc lên cây có trái. Qủa có nghĩa cụ thể là trái cây, nghĩa trừu tượng là kết cuộc một sự kiện như trồng cây để lấy trái. Không ai có sự nhầm lẫn Nhân với Quả theo nghĩa cụ thể trong thực vật học như nhầm tưởng hạt cam là trái cam. Sự nhầm lẫn chỉ có và dễ mắc phải khi nói đến Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả trong Phật học. Sự phân biệt Nhân với Quả đã tùy thuộc vào sự quán chiếu, sự soi tỏ và phân tách một sự kiện, nói cách khác là tùy thuộc vào cách nhìn của người quan sát. Nói đại cương có hai quan niệm căn bản như sau:

Quan niệm sự kiện trong thời gian và không gian

Trong sinh hoạt thực tế hàng ngày, một sự kiện xây ra, một hành động có con người thực hiện bao giờ cũng xảy ra trong một bối cảnh thời gian và không gian. Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp đều thành tựu ở một thời điểm và một địa điểm nào đó. Con người cũng như vạn vật không thể sinh hoạt ở ngoài phạm trù của thời gian và không gian. Đây là một sự thật hiển nhiên ai cũng nhận thấy.

Theo cách quan niệm thứ nhất, Nhân và Quả là hai sự kiện khác nhau thể hiện ở hai thời điểm và hai địa điểm khác nhau. Vai trò diễn xuất có khi là một người: Chăm chỉ làm việc thì dễ thành đạt khá giả, lười biếng ham chơi thì sẽ phiền muộn nghèo khó. Có trường hợp vai trò diễn xuất là hai người sống cách nhau cả thế hệ: cha mẹ hiền lành để phúc cho con, đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Đây là cách quán niệm sự kiện của người mang tâm thế gian, nhìn vào sinh hoạt nhân sinh với con mắt thế gian để nhận thức lý Nhân Quả: Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả là Hai, không phải Một.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm