Tu là tạo phước
Người không biết tu dưỡng thường không biết cách kiểm soát thân, khẩu, ý của mình, cuộc sống có điều bất như ý thì liền phiền não, luôn than trách đỗ lỗi, ý mồm sân si gặp chi cũng dễ dàng quát tháo.
Ngồi lại chỉ biết thị phi chuyện người này, người kia...vào chùa thì nhìn lỗi thầy này, cô kia...rảnh rỗi thì mang chuyện quá khứ, tương lai ra mà lập công, tính quả...lại còn hay cố chấp vào những nhận thức hạn hẹp trong bản ngã của mình. Vì thế mà bất toại nguyện và khổ đau luôn hằn theo trong tâm người ấy - Đó cũng là một dạng bất hạnh.
Người biết tu dưỡng thì lúc nào và ở đâu cũng thường chánh niệm, tỉnh giác trước thân, tâm, cảnh để luôn có trí tuệ sáng suốt mà hành xử. Người ấy biết định tĩnh và buông xả đúng đắn để không tạo thêm nhân quả, ân oán, duyên nghiệp…cũng không nặng nề về những hơn thua được mất theo quan niệm ở đời, biết quán chiếu và lắng nghe các pháp đến đi với trí tuệ như thật. Vì thế mà người ấy có được nội tâm tĩnh tại và an vui lâu dài - Đó chính là phước báu.
Người tìm kiếm điều gì trong nhân thế?
Đáy hư vô - Tâm Kế chỉ hoang vu
Cuộc trăm năm chẳng biết nghĩa chữ Tu
Nên đời vẫn mịt mù theo mê lộ
Ai đại phước mới học điều Giác Ngộ
Biết tựa nương Đạo Lộ của Thánh Nhân
Sống ngay đây: Tỉnh giác khẩu, ý, thân
Đời thôi những trầm luân trong ba cõi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm