Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/09/2013, 09:47 AM

Từ lễ hội chọi Trâu nghĩ về việc "sát sinh", "hiến tế"

Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi Trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ XVIII. Đã hàng trăm năm nay lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn được tổ chức vào ngày 9/8 Âm lịch hàng năm.

 Lễ hội chọi Trâu ở Đồ Sơn (ảnh: Internet)

Sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua Lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh". Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Năm 2000, lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. Tối ngày 12/09 vừa qua, UBND Tp.Hải Phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định lễ hội chọi Trâu ở Đồ Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Trên các báo đã đăng các ý kiến trái chiều, nhiều chiều về việc Lễ hội chọi Trâu ở Đồ Sơn trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong đó, có nhiều người cho rằng: Lễ hội chọi Trâu ở Đồ Sơn, mặc dù là tín ngưỡng, tập tục song nó cũng mang nhiều tính...sát sinh. Thực tế, theo TT&VH ngày 13/09, thì thịt trâu vòng loại 600.000đ/kg; thịt trâu vòng chung kết 1.000.000đ/kg. Và trong bài viết "Chọi trâu có nên là "Di sản văn hóa Quốc gia"? đăng trên vietnamnet.vn ngày 19/09/2013 của tác giả Hà Văn Thịnh, có đoạn trích: "Xem qua như thế đủ để biết hàng chục con trâu bị mổ thịt sau khi chọi đều thuộc loại trâu quý nhất nhì Đồ Sơn nếu không muốn nói là tốt nhất nước. Nếu những con trâu đó được nuôi để gây giống phát triển đàn trâu to lớn khỏe mạnh hơn thì tốt biết bao nhiêu..."

Ở góc nhìn của người phật tử về lễ hội này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề sát sinh:

Trong Ngũ giới của đạo Phật, đức Thế Tôn tuyên thuyết giới thứ nhất như sau: “Người phật tử không được hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết,... Bởi phàm tất cả các loài hữu tình có mạng sống, đều không được cố ý giết chúng.” 

Thứ nữa, sự sống vô cùng quý giá nên đức Thế Tôn luôn luôn tôn trọng sự sống, bất cứ sự sống nào, từ sự sống của côn trùng cho đến sự sống của cỏ cây.  Kinh sách dạy rằng: Ngài không đổ các đồ ăn dư thừa của mình trên bãi cỏ xanh hay trong nước có các loài côn trùng nhỏ.  Do vậy, đức Phật khuyên chúng ta không nên sát sinh vì rằng mọi chúng sinh hữu tình đều sợ chết và xem sự sống là điều quý báu nhất trên đời.

Đối tượng chúng sinh trong giới cấm thứ nhất của đạo Phật là hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác, biết đau đớn và vui sướng.. Chúng sinh ấy bao gồm từ người cho tới các loài động vật trên bộ, trên không và dưới nước, từ những con vật lớn như voi tượng, như cá ông cho đến các con vật nhỏ bé như kiến, như sâu trùng...

Từ quan điểm nơi mỗi cá thể chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật nên có đặc tính bình đẳng, do đó người phật tử chúng ta không những không thể sát hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng và bảo vệ chúng sinh dù là loài vật vì chúng cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở.

Sở dĩ, đức Phật khuyên chúng ta không nên sát hại chúng sinh vì bốn lý do: Tôn trọng sự công bằng; Tôn trọng Phật tánh bình đẳng; Nuôi dưỡng lòng từ bi; Tránh nhân quả báo ứng oán thù

Theo kinh Nhân quả, người sát sát sinh sẽ gặp nhiều quả báo như nhiều bệnh, tàn tật, chết yểu, nhiều tai họa, cốt nhục chia lìa… Dù là sát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp, đánh đập, ngược đãi, tổn hại người, động vật, đều thuộc hành vi sát sinh, đều bị những quả báo như vậy.

Còn người giữ giới không sát sinh luôn luôn có tâm an ổn, nét mặt hiền hòa. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.

Trong quyển Hồi hương bút ký có một đoạn mô tả: Vào đời Thanh Tuyên Tông, năm Đạo Quang ở huyện Đào Khê (Trung Quốc) có một kẻ chuyên môn mổ thịt trâu đem bán mà mọi người ai cũng biết. Đó là Phạm Đăng Sơn. Suốt đời giết hại không biết bao nhiêu con trâu vừa đem bán, vừa để ăn. Một hôm trên không bỗng nhiên mây đen tích tụ lại, trời đất tối sầm, rồi mưa gió nổi lên dữ dội, sấm chớp vang rền. Ngay lúc ấy, sét đánh trúng Phạm Đăng Sơn nhưng không chết, song mặt mày cháy lém, da thịt cuộn lại, đau đớn rên la, kêu rống lên một cách thê thảm, hai mắt đẫm lệ trợn lên như sắp lồi ra ngoài. Do lửa đốt, da thịt nứt nẻ, anh ta dùng tay cạo những chỗ thịt bị rã nát, vò lại rồi bỏ thẳng vào miệng vừa ăn vừa nói: thịt trâu ngon quá. Trải qua chừng vài tháng rồi tắt thở. Những người chứng kiến cảnh ấy, ai nấy đều cảm thấy lạnh xương sống. Nên biết rằng sự báo ứng của nghiệp sát sinh hết sức là trầm trọng, mà quả báo của việc giết trâu bò lại càng trầm trọng hơn vì chúng có công với người đời.  

Tịnh Phương

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm