Tư liệu quý cho thấy Phật giáo cực thịnh ở Việt Nam
Thời Lý, Trần, Phật giáo đã đạt đến độ cực thịnh. Một vị vua Lý ban chiếu cho xây gần 1.000 ngôi chùa, một số vị cao tăng được trọng dụng.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, trải qua gần 2.000 năm để lại nhiều dấu ấn. Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ “Phật giáo ở Việt Nam qua tài liệu lưu trữ”. Triển lãm khai mạc ngày 12/5 và diễn ra đến hết ngày 14/5/2019, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, chùa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam.
Hơn 80 tài liệu lưu trữ, hình ảnh phản ánh gần 2.000 năm tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Các tài liệu trưng bày được lựa chọn ra từ hai di sản tư liệu thế giới là Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn và các khối tài liệu khác đang được bảo quản tại các trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
Các tài liệu của triển lãm cho thấy ngay từ những năm đầu Công nguyên Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và ngày càng phát triển. Đặc biệt là dưới thời Lý Trần, Phật giáo đã đạt đến độ cực thịnh và coi là quốc giáo. Đã có nhiều cao tăng được trọng dụng, tham gia vào hệ thống chính quyền.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép việc năm Tân Mùi (1031), vua Lý Thái Tông ban chiếu cho xây dựng 950 chùa, quán ở các hương ấp. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên chép việc năm Mậu Thìn (1088), vua Lý Cao Tông ban cho nhà sư Khô Đầu là quốc sư. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên chép năm Mậu Thân (1308), Thượng hoàng Trần Nhân Tông (Trúc Lâm đại sĩ) mất ở am Ngọa Vân núi Yên Tử...
Thời Nguyễn giai đoạn đầu, Phật giáo khá phát triển, nhiều chùa chiền được xây dựng mới, hoặc trùng tu và trở thành những trung tâm tín ngưỡng của đông đảo người Việt. Một bản dụ vào ngày 16/2/1841 (Thiệu Trị thứ nhất) của Phan Huy Đề, Phan Bá Đạt đề đạt việc lập đàn tụng kinh ở chùa Tam Thai, Từ Tâm, Ứng Chân sau lễ đăng quang.
Một bản tấu vào ngày 22/2/1937 (năm Bảo Đại thứ 12) của Bộ Lễ Nghi Công tác về việc lập chùa An Lạc ở An Cựu Tây và xin sắc tứ biển ngạch cho chùa.
Mặc dù từ thế kỷ XIX, khi một số tôn giáo mới du nhập từ phương Tây, nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tôn giáo người Việt cho đến ngày nay.
Triển lãm không chỉ giới thiệu những tài liệu có giá trị về chủ đề Phật giáo ở nước ta, mà qua đó còn cho thấy hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam từ góc nhìn tôn giáo.
Nguồn: ZingNews
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm