Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/10/2013, 08:58 AM

Tu nhà

Bởi hiếu hạnh mang ý nghĩa cao cả, thiết thực và có giá trị lớn lao như thế nên mới có câu nói: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

“Tu đâu cho bằng tu nhà” là câu nói nhấn mạnh tính thực tiễn của chữ “tu” trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Tu là sống, là thể hiện, là ứng dụng đạo lý vào cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp. Tu thì ở đâu cũng tu được, miễn là có lòng muốn tu. Người Việt Nam có câu nói “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa” vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa rất hay.

Người có đủ nhân duyên thì đi tu ở chùa, có người phải lo sinh kế hàng ngày bằng việc buôn bán thì nỗ lực tu ở chợ, người khác có trách nhiệm lo chăm lo gia đình thì có thể tu tại nhà. Nhìn chung, mọi người đều có thể tu Phật tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mình.

Người cư sĩ sống đời sống gia đình, có bổn phận chăm lo phụng dưỡng cha mẹ và nuôi vợ (chồng) con, nếu sống tốt và làm tốt các bổn phận của người con, người chồng, người bố thì được gọi là tu ở nhà hay tu tại gia.

Có thể nói rằng gia đình là môi trường gần gũi và thuận tiên nhất cho người cư sĩ thực hiện nếp sống tu tập của mình, bởi vì vị ấy có thể tu Phật ngay ở trong nhà mình, trên cơ sở vận tâm sống tốt và làm tốt các phận sự của người tại gia cư sĩ. Sống và làm tốt mọi trách nhiệm bổn phận ở gia đình với tấm lòng trong sạch hướng thiện thì được gọi là người có tu Phật.

Thế nào là tu đâu cho bằng tu nhà? Câu trả lời của người Việt: “Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Nghĩa là tu không gì khác là tỏ lòng thành kính đối với cha mẹ, hết lòng chăm lo săc sóc cho cha mẹ khi mạnh khỏe cũng như lúcđau ốm, luôn luôn lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, nỗ lực sống tốt để cha mẹ được vui lòng, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, làm tròn hiếu đạo của con cái khi cha mẹ qua đời.

Xem ra, chữ tu của người Viẹt xưa cũng giản dị mà hàm chứa nhiều ý nghĩa thật hay , thật đẹp. Cứ theo đạo lý này mà sống thì mỗi người Việt Nam đều là người tu Phật, mỗi gia đình người Việt đều trở thành một môi trường tu Phật. Người người đều tu Phật, nhà nhà đều tu Phật.

Chúng ta biết rằng đạo Phật đến Việt Nam từ rất sớm và đã đóng góp rất lớn vào đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Riêng về phương diện hiếu đạo, đạo Phật giúp củng cố và soi sáng thêm cho đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt bằng cách chỉ rõ cho người Việt nếp sống tại gia tu Phật rất căn bản và thiết thực.

Trước hết, đạo Phật xác nhận rất rõ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng vô tận, không thể nào báo đáp được, nếu không thấu hiểu đạo lý giác ngộ. Kinh Tăng Chi nêu rõ:
 
“Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến 100 tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.

Hơn nữa, này các Tỳ kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này.

Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với mẹ cha không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”.

Lời dạy của Đức Phật trên đây nói cho ta biết rằng công ơn của cha mẹ là thâm sâu, vô cùng vô tận, mà ta có cung kính phụng dưỡng thế nào cũng không thể đền đáp được. Phụng dưỡng hết lòng, săn sóc vật chất đầy đủ cho cha mẹ là điều tốt, đáng làm, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để đáp đền thâm ân của cha mẹ.

Vì vậy, song song với lòng hiếu thảo, phụng dưỡng, con cái cần phải học tập đạo lý giác ngộ để giúp cha mẹ khởi tâm tu tập mà sớm đượcgiác ngộ. Đây rõ ràng là một bổ sung mới của đạo Phật cho quan niệm hiếu đạo của người Việt Nam, một sự bổ sung đầy đạo đức và trí tuệ, khiến cho việc báo đáp công ơn cha mẹ càng tăng thêm ý nghĩa và giá trị.

Làm người thì ai cũng mong muốn được sống hạnh phúc an lạc và mong cho những người thân yêu của mình được hạnh phúc an lạc. Tâm niệm ấy khiến mọi người nỗ lực kiến tạo hạnh phúc an lạc cho mình và cho những người thân yêu của mình. Tâm niệm ấy dẫn đến hiếu đạo, nghĩa là, nỗ lực kiến tạo hạnh phúc cho cha mẹ để phần nào đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây rõ ràng là một tâm niệm tốt . Nhưng tâm niệm ấy cần phải được soi sáng bởi đạo lý giác ngộ. Nghĩa là, ngoài việc chăm lo cung phụng đời sống vật chất đầy đủ cho cha mẹ, người Phật tử phải sống đời sống đạo đức chánh kiến và khuyến khích cha mẹ thực hành nếp sống đạo đức chánh kiến. Có như vậy thì việc báo hiếu báo ân mới trọn đủ, mới đưa đến kết quả tốt đẹp cho mình và cho cha mẹ mình. Đức Phật tán thán những gia đình sống trọn hiếu đạo , dạy như vầy:

“Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận nhu các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường”.

Phạm Thiên, Đạo sư là các đối tượng được tôn kính đối với xã hội Ấn Độ thời Phật tại thế. Đức Phật xem hiếu đạo ngang hàng với Phạm Thiên, được tôn kính như các Đạo sư, xứng đáng được cung kính cúng dường, nghĩa là Ngài muối nói đến giá trị cao cả của nếp sống hiếu hạnh, nhấn mạnh tính thiêng liêng của nếp sống nhớ ân và báo ân cha mẹ bằng cách hết lòng phụng dưỡng và khuyến khích cha mẹ sống nếp sống giác ngộ hướng thiện. Nói cách khác nếu một Phật tử sống đời sống gia đình mà biết nhớ ân và báo ân cha mẹ bằng các nghĩa cử trên thì xứng đáng được tôn trọng như Phạm Thiên, xứng đáng được tôn kính như các đạo sư, xứng đáng được mọi người tôn kính cúng dường.

Bởi hiếu hạnh mang ý nghĩa cao cả, thiết thực và có giá trị lớn lao như thế nên mới có câu nói: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Người Việt Nam đã khéo tiếp thu tinh hoa của đạo Phật để ứng dụng vào đời sống hàng ngày của mình, khiến cho đời sống ấy càng trở nên có ý nghĩa và an lạc lớn.

Tâm Hỷ|Tạp chí Văn hoá Phật giáo số 40 năm 2007
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm