Tự nhủ cố gắng tu phước
Muốn đem nghiệp lành đi sau khi chết, không kể lúc nào, hãy cố tập những thói quen tốt, hãy tự nhủ cố gắng tu phước bởi nghiệp lành hay dữ sẽ theo ta như hình với bóng.
Thử hỏi chết đi đem được gì?
Nhiều người sẽ bảo chẳng có chi,
Trong kinh Phật dạy đem một thứ:
Nghiệp lành và dữ sẽ cùng đi.
Tiền tài của cải giữ mà chi!
Nhắm mắt, xuôi tay có được gì!
Sao không mau tính lo làm phước?
Tích lũy “hành trang” lúc ra đi.
Phước kia muốn được làm sao nhỉ?
Mở rộng lòng ra, có chứ gì!
Chùa, Tăng: dâng cúng; người nghèo: giúp,
Dịch bệnh, thiên tai,…: cứu tức thì.
Ban đầu lòng hẹp, chưa hoan hỉ,
Cho chút ít thôi, chớ nghĩ chi,
Lâu dần, quen lệ, lòng tự mở,
Vui sướng, một khi giúp được gì.
Phàm khi bố thí,… hoặc hộ trì,
Chớ để lợi, danh dẫn mình đi,
Tâm luôn cung kính, lòng thanh tịnh,
Có vậy, phước lành hưởng trọn y.
Nhiều người lầm tưởng: tiền cho đi
Là tiền mất trắng, chẳng lợi chi,
Chính ra tiền ấy gieo ruộng phước,
Con cháu mai sau hưởng ruộng phì. (phì nhiêu)
Bố thí ít, nhiều quan trọng chi,
Lòng thành, tâm rộng mới đáng ghi,
Chỉ hai xu muối, tha thiết cúng,
Hiện đời, hưởng quả: làm chánh phi
Phước báo dùng nhiều cũng hết đi,
Nếu không tạo mới sẽ có khi,
Tai ương, hoạn nạn dồn dập đến,
Tiền tài, danh vọng chẳng còn chi!
Biết lo phước báo sẽ cạn đi,
Nên thường tu tạo để phòng khi,
Mai kia có được thân người lại,
Cũng được thong dong, khỏi sợ gì.
Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành
Thấy người hơn ta, chớ so bì,
Phước ta kém họ, ráng tu đi,
Tu nhân, tích đức thêm nhiều nữa
Ngày kia nghiệp đổi, có lo gì!
Đẹp làm sao Công đức tùy hỉ!
Thấy người làm lành không ganh tị,
Lòng khởi mừng vui và tán thán,
(hay: Ra tay trợ giúp, lòng vui vẻ.
Hai đàng công đức hưởng bằng y.
Bố thí vô úy phải làm chi?
Khuyên người lo sợ chớ sầu bi,
Giúp họ an tâm và vui sống,
Ta liền được phước, chớ hồ nghi.
Gieo trồng phước đức: Bà già bán cái nghèo
Hành thiện, khi xong phải làm gì?
Nhớ đem hồi hướng, kẻo phí đi,
Thân nhân quá vãng trông chờ lắm:
Mong xa cảnh khổ, tới “Liên Trì.”
Long Thần, Hộ Pháp ở bên ta,
Lành, dữ ta làm khó giấu qua,(sưu tầm)
Phàm khi làm việc gì, dù nhỏ
Biết là việc ác, phải tránh xa.
1. “Nghiệp: Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen.” Vậy muốn đem nghiệp lành đi sau khi chết, không kể lúc nào, hãy cố tập những thói quen tốt. Còn những thói quen xấu như rượu chè, bài bạc, xì ke, chơi bời, lường gạt … mà không chừa bỏ được, dĩ nhiên, cũng bám theo ta chẳng rời. Nghiệp lành hay dữ sẽ theo ta như hình với bóng.
2. Bố thí: cúng dường, hiến, tặng, biếu, cho. Người hay bố thí với tâm thanh tịnh, có nghĩa là khi bố thí ta không phải vì danh, vì lợi,…mà làm, cần giữ lời nói nhu hòa, nét mặt vui tươi, thái độ khiêm tốn, kính trọng người được cho sẽ được hưởng trọn vẹn công đức. Người như vậy sẽ được quả báo giàu sang, phú quí. Ngược lại, kẻ gian tham, keo kiệt phải chịu khó khăn, nghèo đói.
10 việc lành mang lại nhiều phước đức
3. Chuyện kể tóm lược rằng có một người con gái vì cha mẹ chết sớm, không nơi nương tựa nên phải đi xin ăn. Một lần nọ, cô nghe người ta nói Rằm Tháng Bảy đi Chùa, cúng dường Tam Bảo sẽ được phước nhiều lắm nên mới nghĩ, phải làm điều gì đó tạo phước để thoát khỏi cảnh nghèo khó này. Một hôm, cô xin được hai xu, mà lại có tâm tha thiết muốn cúng dường một thứ gì đó, làm sao cho toàn thể quí thầy trong chùa đều thọ dụng, nên đã mua 2 xu muối rồi đem đến chùa nhờ nhà bếp giúp. Người nhà bếp nêm muối vào nồi canh. Vậy là tất cả chư tăng đều dùng hết. Làm xong, cô bẵng quên chuyện ấy đi. Rồi một ngày kia, một vị quan trong Triều đi tuần tra, qua chỗ cô nằm trong lều chợ, thấy có vầng mây đỏ tụ bên trên khoảng không chỗ cô nằm, nghĩ đây là dị nhân phước lớn nên lại xem. Vị quan thấy một người con gái xinh đẹp mà phải đi xin ăn nên động lòng thương, đem về nuôi làm dưỡng nữ. Thời gian sau, Thái tử con vua chọn vợ. Đã có không biết bao nhiêu cô gái đẹp khắp nơi trong nước đưa đến cho Thái tử chọn nhưng Thái tử không chịu ai. Cuối cùng, khi gặp cô, Thái tử ưng ý ngay. Rồi Thái tử lên làm vua. Cô làm chánh phi.
4. Theo quan niệm của Đạo Phật, một người có cuộc sống tốt xấu thế nào là tùy thuộc vào phước báo của họ có. Như người giàu sang, quyền cao chức trọng, học hành đỗ đạt cao,… là do họ có nhiều phước báo. Họ đang có những vị trí ấy, tức đang tiêu dùng phước báo của mình. Dùng hoài, phước cũng phải cạn, phải hết. Khi hết phước báo mà không biết tạo thêm thì tai ương, hoạn nạn đến.
Bảy việc cần phải làm để tăng trưởng phước đức
5. Tùy hỷ công đức: Phật dạy: “Thấy người làm việc đạo đức, vui vẻ trợ giúp, được phước rất lớn”. Sa môn hỏi: “Phước của người kia có hết chăng?” Phật đáp: “Ví như lửa một cây đuốc, mấy trăm ngàn người, mỗi người cầm đuốc đến mồi, đem về thắp sáng, nấu cơm…Ngọn lửa cây đuốc này vẫn như cũ, phước cũng như thế”. Ý nghĩa là sao? Lửa của cây đuốc đầu tiên và lửa của những cây đuốc từ mấy trăm ngàn người tới mồi đều như nhau. Vậy người khởi làm việc đạo đức và nhiều người vui vẻ trợ giúp thì người trong cả hai bên cũng có phước bằng nhau.Tại sao? Tâm của chúng sanh, phần lớn, thường mang những tính xấu như: đố kỵ, kỳ thị, ganh tị, kiêu ngạo, ngã mạn, tự cao, coi cái ta rất lớn, không chịu thua người…nên hễ thấy ai làm điều lành, điều tốt là có phản ứng ngay bằng cách chê bai, gièm xiểm, bôi nhọ…có thể là để làm giảm uy tín người làm, có thể để việc làm tốt kia thất bại hoặc gặp khó khăn… Làm vậy, cũng có thể là để nâng cao giá trị của mình hoặc để thoả mãn lòng ganh tỵ,…
Tất cả điều vừa kể là tâm của người hẹp hòi. Từ đây, ta nhận thấy người phải có tâm lượng rộng rãi mới dễ dàng vui vẻ trợ giúp người đang ra tay làm việc đạo đức. Vậy người phát khởi ra làm việc thiện có lòng thành, tâm rộng hưởng phước được bao nhiêu thì người trợ giúp với tâm hoan hỷ, mừng vui cũng hưởng phước bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong một số bài giảng của Quí Thầy, Tuỳ Hỷ Công Đức còn hàm chứa việc phát khởi mừng vui và tán thán của một người khi thấy hoặc nghe một người làm một việc thiện. Nói rõ ra, chỉ cần mừng vui và tán than cũng được hưởng Phước bằng người kia.
Tu hành cần phải phước đức đầy đủ
6. Vô úy thí: ban cho sự không sợ hãi: như có người sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau bệnh hiểm nghèo, sợ mất việc, sợ bị mất nhà, một cụ già sợ không dám băng qua đường….Ta tìm lời lẽ phù hợp khuyên họ, giúp họ không lo lắng, buồn khổ. Việc làm đó gọi là Vô Úy Thí. Một thí dụ về vô úy thí: có một người sợ không dám ở nhà một mình. Hễ nghe tiếng động gì là cứ ngỡ có ai trong nhà. Có người khuyên cô nên đọc Thần chú Đại bi (thần chú nói về công đức nội chứng của Bồ Tát Quán Thế Âm) hằng ngày và cho biết công năng của thần chú này. Cô nghe lời và thực hành. Một thời gian sau đó, người này ở nhà một mình, đêm cũng như ngày, bao lâu cũng không sợ, là do tin tưởng rằng người đọc Thần Chú Đại Bi sẽ được long, thiên, thiện thần theo hộ vệ và không sợ tà thần, ác qủy làm hại. Chỉ cần một lời khuyên hay là đã có phước rồi.
8. Thời gian rỗi rảnh có thể trì chú, tụng kinh, niệm Phật để hồi hướng công đức về cho thân nhân quá vãng. Niệm Phật có lẽ dễ làm hơn cả, nhất là có máy niệm Phật trợ duyên. Trong kinh Địa Tạng nói người mình hồi hướng tới, hưởng được một phần phước, còn lại sáu phần là của mình. Phần của mình nên đem hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc để sau khi mãn duyên Sa Bà, được siêu sinhTịnh Độ. Liên Trì tức “Liên Trì Hải Hội” là Tây Phương Cực Lạc.”
Mong quí vị sau khi đọc xong bài văn vần trên và thấy thích, xin cùng chúng tôi thực tập hằng ngày. Cầu mong nhiều người làm được vậy. Chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đồng sanh về Tịnh Độ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm