Thứ ba, 16/06/2020, 15:14 PM

Tu tướng còn gọi là tu phước

Tu Tướng đối với người xuất gia, là phải tuân theo giới luật, giữ gìn oai nghi tế hạnh tức là giữ cái tướng của người tu trong mọi hoàn cảnh qua bốn động tác: đi, đứng, nằm, ngồi.

Tu tướng và tu tâm

Tu Tướng là gìn giữ hình tướng bên ngoài, tức nhìn chung thân thể phải sạch sẽ, đầu tóc chải gở gọn gàng, y phục trang nghiêm.

Tu Tướng là gìn giữ hình tướng bên ngoài, tức nhìn chung thân thể phải sạch sẽ, đầu tóc chải gở gọn gàng, y phục trang nghiêm.

Tu Tướng là gìn giữ hình tướng bên ngoài, tức nhìn chung thân thể phải sạch sẽ, đầu tóc chải gở gọn gàng, y phục trang nghiêm. Tu Tướng không có nghĩa là ăn diện quần áo sang trọng, trang sức mắc tiền, trang điểm loè loẹt. Người Tu Tướng là người sống đạo đức luôn có thái độ tự trọng biết tuân theo các nghi lễ, văn hoá, phong tục, tập quán của cộng đồng, làng nước, xã hội. Họ thường giữ hình tướng bề ngoài luôn trang nghiêm. Chính sự trang nghiêm này khiến cho sự giao tế trong đời sống cộng đồng xã hội được văn minh, lịch sự và nề nếp.

Tu Tướng đối với người xuất gia, là phải tuân theo giới luật, giữ gìn oai nghi tế hạnh tức là giữ cái tướng của người tu trong mọi hoàn cảnh qua bốn động tác: đi, đứng, nằm, ngồi. Người đời luôn có cảm tình và kính trọng những vị tu sĩ tuy áo cũ sờn vai nhưng nơi họ toát ra vẻ trang nghiêm của một bậc tu hành giữ giới. Một người tu sĩ ăn mặc xốc xếch bê bối, hoặc quá loè loẹt lụa là nhiều màu lắm sắc,  khi nói chuyện phùng mang trợn mắt, múa tay rung đùi, hát hò như ca sĩ chuyên nghiệp ngoài đời...  khó được sự chấp nhận của mọi người. Do đó Tu Tướng là điều rất cần thiết cho người tu theo đạo Phật dù tại gia hay xuất gia để tạo tín tâm và gây ấn tượng tốt đẹp cho mọi người xung quanh.

Tu Tướng còn có nghĩa là tu tập những việc làm có thể nhìn thấy được qua hình tướng bên ngoài còn gọi là Tu Phước, chẳng hạn như: đi chùa lễ Phật, quy y Tam Bảo, thọ và giữ giới luật, bái sám, tụng kinh, niệm Phật, toạ thiền, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, xây chùa tháp, ấn tống kinh sách, hộ niệm, đóng góp công sức tiền bạc giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật, thiên tai, bão lụt, đào giếng, đắp đường, xây cầu...  Nếu không có phương tiện tiền bạc vật chất, thì bố thí thời giờ, công sức, tham gia thực hiện các công tác thiện nguyện bằng khả năng hay kiến thức chuyên môn như dạy học, xây nhà, dựng lều, phát thuốc, tiêm thuốc, băng bó vết thương, an ủi khuyên lơn xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh.... Làm được một hay nhiều điều trên đây thì đó là Tu Phước.

Phép tu tâm 'quét bụi trừ bẩn'

Người Tu Phước là người tự nguyện hy sinh phần vật chất tiền tài của mình để chia xẻ cho người khác với tâm không mong cầu danh lợi cho mình mà chỉ muốn mang lại sự an vui hạnh phúc cho người khác.

Người Tu Phước là người tự nguyện hy sinh phần vật chất tiền tài của mình để chia xẻ cho người khác với tâm không mong cầu danh lợi cho mình mà chỉ muốn mang lại sự an vui hạnh phúc cho người khác.

Tu Phước cần có tinh thần "Bố thí Ba-La-Mật" nghĩa là giúp đỡ bố thí không vì danh lợi, không tính toán, không so đo, cũng không đòi hỏi điều kiện, phe nhóm này, chính trị kia, tôn giáo này, tín ngưỡng nọ. Nếu bố thí mà đặt điều kiện thì việc Tu Phước mất đi ý nghĩa "phụng sự Tam Bảo" hay "làm việc thiện với tinh thần quên mình vì người".

Theo Hoà thượng Thích Thông Triệt thì "Tu Phước là cách ta cụ thể hoá thái độ, cử chỉ, và lời nói của ta đối với người hay thú vật với mục đích đem lại niềm an vui hạnh phúc, sự an toàn hay làm vơi đi những nỗi lo âu, sợ hãi, những nỗi đau tâm lý và thân xác cho những đối tượng này."  (Trích Bản tin sinh hoạt Thiền Tánh Không tháng 9-2002, trang 4)

Nói chung, người Tu Phước là người tự nguyện hy sinh phần vật chất tiền tài của mình để chia xẻ cho người khác với tâm không mong cầu danh lợi cho mình mà chỉ muốn mang lại sự an vui hạnh phúc cho người khác.

Phép tu im lặng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

Ý nghĩa lễ Thánh Hội Rằm tháng Giêng

Kiến thức 08:55 11/02/2025

Ngày Rằm tháng Giêng, các chùa thường tổ chức lễ cầu an và khai Đàn Dược Sư để cầu quốc thái dân an. Phật giáo Nam Tông hay Nguyên Thuỷ, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Māghapūjā hay ngày Lễ Thánh Hội, kỷ niệm hai sự kiện hết sức quan trọng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử còn tại tiền.

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Kiến thức 12:00 09/02/2025

Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. ‘Nguyên’ là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, ‘tiêu’ là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Thần Táo, Thần Tài và Thổ Địa có thể giúp cho ta phát tài được không?

Kiến thức 09:00 06/02/2025

Phàm những người thờ Thần Tài đều mong muốn vị thần này phù hộ cho mình mau được phát tài phát lộc, đặc biệt là những người buôn bán thì chổ họ mong cầu đều là mua may bán đắc, tiền của sung mãn, cửa hàng hưng vượng.

Sắp tới ngày vía thần tài hãy nhớ 'Thần tài không dạy bạn sát sinh'

Kiến thức 08:07 05/02/2025

Thần tài không dạy bạn sát sinh cá lóc nướng để cúng cho ông. Quả báo của giàu sang chính là bố thí, cúng dường, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ nạn.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo