Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/07/2024, 13:50 PM

Tu pháp “Nhĩ căn viên thông” là gì?

Quan Âm bồ tát, thành tựu giác ngộ giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau, có đầy đủ năng lực trí tuệ và từ bi lớn, có thể cứu giúp muôn vạn chúng sinh thoát khổ, bớt khổ chính là nhờ tu tập pháp "Nhĩ căn viên thông".

"Nhĩ căn" là lỗ tai của ta," viên thông" là tròn đầy, sáng suốt, thông tỏ. Nói đơn giản là biết nghe một cách tỉnh giác, trí tuệ, sáng suốt và thông tỏ. Ai có lỗ tai, thì sẽ nghe được mọi lời nói và âm thanh trong môt phạm vi nhất định. Nhưng có người không biết nghe và có người biết nghe:

Người không biết nghe là người để những lời nói những âm thanh không tốt, lọt vào lỗ tai ta, tác động tâm ý ta, khiến ta bực mình, tức giận, ưu phiền khổ não. Ví dụ, như tai của ta nghe lời nói xấu, đâm thọc, hoặc lời mắng chửi của người khác khiến ta tức giận rồi tự mình khổ đau. Nói dễ hiểu là ta bị nô lệ, bị sai sử bởi những ạm thanh xấu khi lọt vào tai ta. Người này thiếu trí tuệ, thiếu sáng suốt.

Quan Âm Bồ Tát nặng lòng nhân cứu đời

444944627_424985343684276_3428453814353263226_n

Người biết nghe là người không để những lời nói, những âm thanh không tốt tác động đến tâm ý, cảm xúc của ta, không bị sai sử bởi những lời nói và âm thanh xấu đó. Tức là người biết tỉnh giác, sáng suốt khi nghe, biết phân biệt, biết chọn lọc, đưa những lời hay, lẽ phải hướng thiện, thanh tịnh, giác ngộ của Phật, hiền thánh, thiện tri thức vào tâm mình.

Biết quán xét, biết thanh lọc, không giữ lại tâm ý mình những lời xấu ác, làm ô nhiễm tâm ý mình. Đương nhiên, muốn làm được điều này phải biết tu tập sửa đỗi hàng ngày, không phải bỗng dưng mà có được khả năng này. Quan Âm bồ tát biến những phiền não khổ đau của cái nghe thế gian, thành phương tiện nghe tiếng kêu cứu khổ đau của chúng sinh mà ra tay cứu giúp.

Tóm lại, ta học tập Quan Âm bồ tát một cách cụ thể như sau:

Một là tập lắng nghe nhiều hơn nói.

Hai là tập nghe một cách tỉnh giác sáng suốt, chú tâm và chân thành.

Ba là tập lắng nghe để hiều, để thương chứ không phải nghe để phán xét, để chỉ trích, hơn thua.

Bốn là tập nghe lời thiện, lời hay, lời giác ngộ và nghe mà không nhiễm ô, không đưa vào tâm những lời xấu ác.

Vì ta biết chỉ cần chúng ta biết cách lắng nghe một cách tỉnh giác thì đã làm cho cuộc đời của chúng ta, của người xung quanh và chúng sinh bớt khổ.

"Ai ơi tâm trạng ưu phiền

Dốc lòng chiêm ngưỡng tâm liền nhẹ lâng"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Kiến thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Cháo và trà

Kiến thức 10:24 14/11/2024

Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần

Kiến thức 09:30 14/11/2024

Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.

Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo

Kiến thức 09:15 14/11/2024

Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.

Xem thêm