Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/04/2023, 08:46 AM

Vẻ bề bên ngoài không biến một người thành tu sĩ

Một lần nọ Đức Phật đang cư ngụ tại Pubbarāma ở Srāvastī. Vua Prasenjit cũng đến đó. Sau một lát vài vị khất sĩ khổ hạnh đi ngang qua. Vua đứng lên từ ghế ngồi và chào họ một cách cung kính và giới thiệu mình với họ

Audio
34BEF0FF-ACBC-448F-867A-46E6DA24D650
 


Vị khất sĩ khổ hạnh ban phước cho nhà vua và rời đi. Sau đó vua Prasenjit nói với Đức Phật –

“Thưa Đức Phật! Những khất sĩ khổ hạnh này là một trong số những người trên thế gian đã chứng ngộ hoặc đã thiết lập mình vào con đường giác ngộ. Đức Phật quan sát tình trạng của họ và nói”-

“Đức Vua thân mến, không phải như thế! Một người không trở nên chứng ngộ hoặc đạt đạo trên con đường giác ngộ đơn thuần chỉ bởi thay đổi vẻ ngoài. Người đó phải cố gắng đúng cách để đạt điều đó. Thậm chí nếu ai đó tìm thấy con đường đúng đắn, tuy nhiên một người thông thái phải tự ở lại với chính bản thân mình trong thời gian lâu để hiểu được anh ta có bước đi trên con đường đúng đắn hay không. Với thời gian ngắn không cách nào biết được về hành vi thực sự của anh ta. Đức Vua thân mến! Sự tử tế hay không tử tế của một người chỉ có thể đánh giá qua hành động và hành vi của anh ta. Điều này cũng chỉ có thể quan sát được qua hành động hằng ngày trong thời gian dài.”

Chỉ một người có trí tuệ mới có khả năng quan sát hành vi của anh ta một cách đúng đắn và không phải ai cũng có thể.

Chỉ trong nghịch cảnh, nghị lực trong tâm của một người mới có thể biết được. Theo cùng cách, trí tuệ của một người chỉ biết bằng việc thảo luận với anh ta thời gian lâu dài.

Vua Prasenjit bị ấn tượng bởi giải thích này của Đức Phật và trong khi cầu xin sự tha thứ với lòng kinh ngạc đức vua đã hé lộ sự thật.

Thưa Đức Phật! Tất cả họ là mật thám của chúng tôi. Họ đã cải trang để thu thập thông tin bí mật từ bên trong cũng như những thông tin về hoạt động của các nước lân bang và thông báo tin tức cho tôi. Dựa vào tin tức, tôi sẽ ra những hành động cần thiết sau khi suy tính kỹ lưỡng. Thưa Đức Phật! Bây giờ, những người này sẽ đi tắm, rửa sạch tất cả tro, rũ bỏ mùi hương trên cơ thể và sau đó mặc đồ sạch sẽ tận hưởng năm loại khoái lạc.

Nghe đến đây, Đức Phật đã giải thích- “Một người không biết được chỉ qua quần áo và trang sức. Con người không biết được một người chỉ bằng việc nhìn vào quần áo và cách hành xử. Người độc ác cũng lang thang trong thế giới này làm những hành động thu hút với sự tự chủ tuyệt vời. Họ trông giống như giống mấy chiếc khuyên tai giả làm bằng đất nhưng bọc vàng bên ngoài. Họ nhìn bên ngoài trông đẹp đẽ nhưng sâu bên trong là sự bất tịnh. Vì vậy,khi không biết rõ, không nên bao giờ tin ai. Đơn thuần dựa vào quần áo và vẻ bề ngoài, chỉ sau khi hiểu cẩn thận hành vi của anh ta, người đó mới nên tin anh ta.”

(Trích: Bản tin Vipassana Quốc tế, Mùa hè, 1980)

 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có bốn cách nằm biểu thị bốn tính cách khác nhau

Lời Phật dạy 15:55 08/05/2024

Nằm đúng oai nghi cũng là một cách tu. Tư thế nằm phản ánh tâm trạng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự an tịnh của thân tâm của người nằm.

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Lời Phật dạy 08:51 06/05/2024

Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế.

Thiện và bất thiện theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:20 04/05/2024

Một trong những biểu hiện cụ thể của người thực tu theo Chánh pháp là sống đời thiện lành; đoạn trước, đoạn giữa và đoạn sau tất cả đều thiện.

Phật tán dương hạnh đầu-đà

Lời Phật dạy 10:30 04/05/2024

Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo.

Xem thêm