Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giáo dục Tăng ni nhìn từ những hành vi phản cảm của 'tu sĩ Phú Tử'

Nhiều Phật tử phản ánh một tu sĩ Phật giáo được giới thiệu là Phú Tử (tu học tại chùa Phúc Long, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) có các hành vi chưa chuẩn mực (làm xấu, ô uế Phật giáo), nghĩ đến tương lai của công tác hoằng Pháp online.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN): Để những nội dung thuyết giảng thực sự có ý nghĩa đến được với công chúng thì Ban Hoằng pháp T.Ư đã phối hợp xây dựng đề án Hoằng pháp online, xây dựng phim trường ảo tại một số cơ sở tự viện của quý Tăng Ni giảng sư ở các khu vực, cung thỉnh chư tôn đức giảng sư là hàng giáo phẩm, cây cao bóng cả của ngành Hoằng pháp nước nhà phát tâm thu hình thuyết giảng tại phim trường ảo hoặc tại tự viện của quý Tôn đức giáo phẩm.

Hình ảnh phản cảm được cho là tu sĩ Phú Tử, tu học ở chùa Phúc Long, huyện Yên Khánh, Ninh Bình.

Hình ảnh phản cảm được cho là tu sĩ Phú Tử, tu học ở chùa Phúc Long, huyện Yên Khánh, Ninh Bình.

Điều này nhằm tạo cơ hội thuận duyên cho quý Tôn đức Giáo phẩm niên cao lạp trưởng cũng có thể tham gia vào công tác Hoằng pháp của thời đại kỷ nguyên số và truyền thông mạng. Qua đó phát huy hiệu quả nghị quyết về phương hướng hoạt động Phật sự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII về nội dung: "Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp Hoằng dương Chính pháp, trong phương thức hướng dẫn Phật tử…" và "đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp". Hiện chương trình này đã đạt được nhiều hiệu quả thiết thực.

Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ thông tin, không chỉ các Phật tử, mà ngay bản thân các tăng ni cũng "nghiện" mạng xã hội. Đáp ứng thị hiếu của số đông, nhiều giảng sư đã vận dụng các câu chuyện cười, hài hước lồng vào nội dung thuyết giảng, thậm chí có người còn hát những bài nhạc chế… Ban Hoằng pháp T.Ư đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh và rất quan tâm về nội dung này.

Việc đưa một số câu chuyện cười hay đàn hát… vào buổi giảng để tạo sự vui cười, tạo không khí thoải mái trong thuyết giảng trong một số trường hợp cũng cần thiết, nhưng phải biết khéo léo vận dụng nội dung của câu chuyện phù hợp với nội dung thuyết giảng (khế lý) và phù hợp thời điểm (khế thời), trình độ của hội chúng (khế cơ) cũng như không gian, địa điểm (khế xứ). Điều này sẽ góp phần tạo được hiệu quả chuyển tải nội dung đến hội chúng. Việc quá lạm dụng, đưa những nội dung chuyện cười hoặc trực tiếp đàn hát vào buổi giảng nhưng chưa đảm bảo được sự khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ, từ đó dẫn đến phản tác dụng

Đặc biệt, một số vị giảng sư mang tính tự phát, chưa qua các khóa đào tạo giảng sư, đã tự livestream thuyết giảng trên MXH, chạy theo thị hiếu và mục đích "câu view". Do "nghiện" MXH, nhiều tăng ni, giảng sư cũng thường xuyên chia sẻ hình ảnh cá nhân để câu "view", câu "like", dễ vi phạm vào giới luật.

Chúng tôi nhận nhiều phản ánh về trường hợp sư Giác Minh Luật. Tu sĩ này giảng Pháp thường dựa vào 'trend", đua trend, nói năng thái quá gây cười, phản cảm...

Không dừng lại ở việc một số giảng sư, tăng ni… tạo hình ảnh chưa đẹp trong hoạt động hoằng pháp như trên, một số đối tượng có ý đồ xấu, lợi dụng Phật giáo, thuyết giảng… để lôi kéo  một bộ phận quần chúng vào các tổ chức phản động, tuyên truyền sai lệch chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chưa kể với tính bảo mật chưa cao, nhiều hacker có thể tấn công, chiếm đoạt các trang cá nhân của các Tăng Ni, fanpage của nhà chùa để sử dụng với mục đích xấu.

Những bất cập trên đây cho thấy sự cần thiết phải có hoạt động tuyên truyền - giáo dục cho tăng ni về Luật An ninh mạng và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội để hoạt động giảng pháp trên không gian mạng, sử dụng mạng xã hội vì mục đích tôn giáo được hiệu quả, tuân thủ pháp luật của Nhà nước.  

(Còn tiếp).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”

Phật pháp và cuộc sống 13:55 31/10/2024

Lúc còn nhỏ, không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có khối u ở cổ, ăn uống chẳng được, cơ thể mệt mỏi, đau nhức lắm. Lúc đầu bác sĩ ở tỉnh tưởng là viêm tuyến giáp nên cho uống thuốc kháng sinh, uống được một tuần nhưng khối u càng lúc càng to.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Phật pháp và cuộc sống 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”

Phật pháp và cuộc sống 06:35 31/10/2024

Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.

Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?

Phật pháp và cuộc sống 17:00 30/10/2024

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...

Xem thêm