Tự tử: Góc nhìn của Phật giáo
Sát sinh hay lấy đi mạng sống của bất cứ ai đều là hành động sai trái về mặt đạo đức và tâm linh. Lấy đi sinh mạng của chính bản thân mình bằng cách tự vẫn chỉ vì chán nản hay tuyệt vọng thì càng gây thêm đau khổ cho mình mà thôi.
Vì không phải chết là hết, mà cái tâm thức đau khổ đó sẽ chuyển qua kiếp sống tái sinh tiếp theo.
Tự tử là cách thức hèn nhát khi muốn kết thúc mọi vấn đề tuyệt vọng hay buồn chán của mình trên thế gian này. Một người không thể nào có quyết định tự tử nếu người đó đang có tâm trí thanh tịnh và an ổn. Nếu một người rời bỏ thế gian này với tâm trí tuyệt vọng, bấn loạn và đầy đau khổ, thì về mặt tâm thức học theo Phật giáo người đó hầu như khó có thể được tái sinh vào một cõi sống phúc lành hạnh phúc nào tốt hơn.
Hành động tự tử là một hành động không lành mạnh bởi vì hành động đó được thực hiện bằng tâm sân-hận và ngu-tối, đầy động lực của tham sân si. Tâm thức toàn xấu này sẽ dẫn dắt người đó tái sinh thành một chúng sinh khác mang đầy tâm thức tiêu cực đó, và vì vậy tái sinh vào những nẻo sống xấu ác, theo lý thuyết tái sinh luân hồi của đạo Phật.
Những người tự tử trong thái độ tuyệt vọng và sân si thường là những người không hiểu biết và không chấp nhận về bản chất vô thường và khổ của cuộc sống thế gian. Một số người tự sát vì nguyên nhân về nhân sinh, về chính trị hay sự nghiệp mang ý nghĩa ‘cao cả’ theo quan niệm của người đó, ví dụ như tự sát để chứng tỏ lòng chân thật khi bị vu oan, để chứng minh lòng trung thành, để chứng tỏ một điều gì đó là chân lý hay phương cách tốt nhất, hoặc những lý do khác như kiểu ‘võ sĩ đạo’.
Trong lịch sử nhân loại, nhiều người đã dùng dao kiếm, một phát đạn hoặc thậm chí phương pháp tuyệt thực đến chết để chứng tỏ mục đích hay lý tưởng cao cả của mình. Những hành động tự sát đó có thể là can đảm, đáng ngưỡng mộ, đáng phục.
Tuy nhiên, theo quan điểm của đạo Phật thì những hành động tự sát như vậy cũng không được cho là đáng làm, không được khuyến khích và không phải là vô tội hay thiện lành. Đạo Phật cho rằng một người khi tự tử hầu hết là đang có tình trạng của tâm “xấu” như tuyệt vọng, cứng nhắc, xung khắc, sân hận, chán nản, tức tửi, ngu tối và nôn nóng thực hiện việc đại nghĩa... thì tâm thức đó là đau khổ và sẽ dẫn dắt người đó đến những đau khổ khác trong kiếp này và kiếp khác mà thôi.
Một câu hỏi hay là những nhà sư tử vì đạo thì sao? Ví dụ như trường hợp của nhà sư Thích Quảng Đức thì có tạo nghiệp xấu hay không? Những trường hợp của nhà sư như thầy Thích Quảng Đức là có khác. Vì những nhà sư ngộ đạo, tâm đã gần như hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh và đầy chánh tri kiến, cho nên sự tự thiêu của thầy không phải là hành động thù ghét, mù quáng của tâm tham sân si.
Khi những thế lực chính trị thuộc tôn giáo khác đã liên tục đàn áp và cố tình vùi dập sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, thầy đã từ lâu có hạnh nguyện quyên sinh bản thân để làm một hành động phản đối họ một cách bất bạo động của một người nhà Phật.
Theo thầy Thích Nhất Hạnh kể lại, thì hạnh nguyện quyên sinh đó đã không được giáo hội khuyến khích thực hiện cho đến một vài năm sau đó, khi chế độ Ngô Đình Diệm đã thẳng tay tàn phá Phật giáo ở Việt Nam, thầy mới thực hiện hạnh nguyện cao cả của một vị Đại Bồ tát vào một buổi sáng đáng nhớ của lịch sử nhân loại.
Chúng ta cũng chưa bao giờ đọc thấy trong bài kinh nào có Đức Phật ủng hộ việc quyên sinh của bất cứ một cá nhân nào như là một cách đấu tranh bất bạo động để góp phần cảnh tỉnh người ngoại đạo và bảo vệ Phật Pháp. Chỉ biết rằng, đạo Phật nói rõ rằng hành động tự vẫn là hành động khi tâm đang trong tâm trạng tham sân si và mù quáng, thì tâm thức tử mạng cuối cùng đó sẽ dẫn dắt đến tái sinh vào những nẻo đau khổ khác.
Và như vậy đó không phải là hành động thiện lành, mà vẫn bị xếp vào hành động xấu ác, nghiệp ác. Còn việc quyên sinh của một vị Bồ tát, như một sự hoàn thiện phẩm hạnh Bồ tát (Ba-la-mật) với thánh tâm của một bậc tu hành trong sạch, trí tuệ và với “ý hành” thanh tịnh, thiện lành, và mục tiêu là góp phần cứu giúp cho hàng triệu Phật tử đang bị đàn áp và giết chóc bởi một nền chính trị gia đình trị, thì đó là một hành động công đức đáng tôn kính và đáng tưởng niệm đến muôn đời sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm