Tư tưởng căn bản của Mật Pháp Độ Vong Kinh - Mật Tông
Phàm một pháp giới chân thực được hình thành từ lúc lưỡng nghi Âm-Dương chưa tỏa sáng với bản thể của nó điềm nhiên thanh tịnh nên không thể không có pháp Phật đạo vô sinh vô diệt. Ánh sáng kỳ diệu đó tàng ẩn trong biển mờ tối thì làm sao có thể dựa vào chính pháp để phân biệt. Lúc tâm bất giác chợt tỉnh ngộ thấy thân phận nhỏ bé của mình lạc cõi hồng trần rồi tự lập thể tướng đồng thời phân định ranh giới phân biệt đã khiến cho cảnh giới của lục đạo luân hồi hình thành.
![]() |
Các cảnh giới của Lục Đạo Luân Hồi-Mật Tông |
Kể từ đó mọi sự thị phi, yêu ghét khiến ta và người có oán thù có thương yêu. Khi ta đánh mất đi khái niệm về sự bình đẳng ta cũng sẽ đánh mất đi cõi tâm thanh tĩnh, biển nghiệp chướng trào dâng cuồn cuộn, hình-tướng lưu truyền mãi không thôi, đêm tối nhu nhược làm mờ mắt vậy ta biết dựa vào đâu để có sự giải thoát.
Tuy nhiên quá trình xoay ngược vọng tưởng để quy về chân thực, chuyển nhận thức thành trí tuệ rốt cuộc là để giải thoát sinh tử, xa lìa khổ đau gặt hái hạnh phúc, cầu giải thoát sự mê lầm của Âm giới cách trở, không đánh mất đi bản tính chân như thì chỉ có ở pháp môn cứu độ trong Âm giới của Mật Tông-Tây Tạng.
Vậy đường đi ở ngay dưới chân mình vậy ta lại còn hỏi tìm đường làm gì? Tiếng Phạn thuật ngữ Pudgala tức đại ý là đại chúng có nhiều đam mê ham muốn vậy trong Âm giới do những hứng thú đam mê ấy mà linh hồn lại sa nơi chốn đó, một khoảng khắc sinh ý chấp mê ảo có tình cũng có sáu loại tình hứng thú riêng biệt (Địa ngục-Ngã quỷ-Súc sinh-Nhân gian-A Tu La-cõi Thiên).
Dựa vào Phật pháp Mật Tông mà nói thì con đường thành tựu đạo Bồ Đề có ba dạng: Dạng cao nhất là đắc chứng giác ngộ ngay lập tức, dạng trung bình là khi thân xác mất đi mới đắc chứng giác, còn dạng thấp là phải tự tìm đường thành tựu trong Âm giới. Trong Phật pháp có rất nhiều phương tiện nên các vị thượng sư đạt tới giác ngộ đã biết tùy người rồi tạo tác phương tiện để giao phó sự tu trì tương xứng rồi đặt ra những pháp môn chuẩn trị.
Dựa vào lời dạy của các bậc thượng sư về quá trình Lý giải-Suy ngẫm-Tu trì thì nếu muốn thành công ta quyết không được nhụt chí trên con đường tu tập tự thân thành Phật, tức là cả cuộc đời sống xứng đáng của ta là một thành tựu. Phàm trong mê vọng cõi hữu tình, luân chuyển trong lục đạo luân hồi không ngoài sự tấn thoái theo duyên và thăng trầm theo nghiệp, có cảm tất ứng. Trong bộ luận về phá ngã chấp sở kiến và sở cảm đã dẫn lời đức Phật có lời kệ giảng như sau: “
“Hai loại nghiệp thiện-ác.
Kẻ phàm phu trầm mê trong sinh tử, xa rời chính giác để gần gũi bụi trần nên họ đã xa rời con đường trí tuệ Bát Nhã. Nếu ta muốn lại gần con đường đó thì liệu còn cảnh giới nhân ngã nữa không?
![]() |
Đức Phật Thích Ca của Mật Tông |
Đức Khổng Tử ngày xưa đã có câu: “Được nghe đạo lúc buổi sáng đến chiều dẫu chết cũng được.” Câu nói này thực sự đã chứa đựng hàm ý sâu xa về sự giác ngộ. Tuy nhiên mọi chuyện ở đời chẳng được như vậy một khi con người ta chưa hiểu bản tính hẳn ý thức về nghiệp chướng khó nắm giữ nên ta khó thoát khỏi sự mê cảm nghiệp chướng tích dần theo năm tháng.
Một khi Diêm Vương đến gõ cửa tất ta sẽ lại gặp cảnh hoảng loạn điên đảo lúc lâm chung. Chính cảnh giới mê cảm trói buộc lôi ta đi rồi tùy theo tội phúc của ta ra sao để chịu quả báo. Khi hồn phách ta vào đến Âm giới ta sẽ bị hôn mê trong bóng tối u ám với lỗi lo sợ chẳng lúc nào yên, cảnh giới đau khổ ấy của ta rất khó diễn tả bằng lời.
Khi ấy nếu ta không quên niệm chú thì sau đúng 49 ngày các cảnh hình của hồn phách ta được nối tiếp và chất của hồn phách ta sẽ chỉ bằng hồn phách một em bé sơ sinh. Việc siêu độ vong hồn ở Việt Nam hay một số quốc gia khác nếu như có các dạng pháp thuật đề cập tới giới luật ở Âm giới thì cũng không thể so sánh với phép độ vong của Mật Tông-Tây Tạng cho dù nó cũng miễn cưỡng phối hợp với Âm vong trong vòng 49 ngày.
Việc siêu độ cho Âm vong của Mật Tông-Tây Tạng có rất nhiều sự chỉ dẫn, vô số điều cẩn giới, lý chuyên Bát Nhã, hành sự tận hết quả nghiệp, pháp thuật hay với hàm ý sâu xa cho nên ích lợi của sự tồn vong được hoàn tất mỹ mãn.
![]() |
Liên Hoa Sinh đại sư người khai sáng Mật Tông-Tây Tạng |
Kinh Viên Giác của đức Thế Tôn có câu: “Thân diệt tâm diệt, Tâm diệt trần mất. Trần mất tự diệt, ảo diệt diệt thực, chẳng ảo chẳng diệt.” Đây chính là cõi đạo bất diệt ẩn dấu trong lời kệ, tuyệt mọi sự thị phi, hồn phách tự tại, không phân biệt đối xử và đó cũng chính là con đường tốt nhất để ta tự an thân lập mệnh.
Kinh xưa có câu: “Con đường học vấn là tự thân ta, muốn cầu điều gì cũng chỉ nhằm an tâm mà thôi.” Sự tất yếu này lẽ nào chẳng phải là một trật tự của đạo pháp tự nhiên. Vậy xin chắp tay cung kính chư Phật mười phương rồi cung kính cẩn đọc nguyện lời kệ:
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyện vọng được cộng tác với Cổng thông tin Phật giáo
Nghiên cứu
Nguyện vọng tốt đẹp của một nữ Phật tử muốn cộng tác sản xuất, biên tập nội dung lan toả Đạo Pháp với Cổng thông tin Phật giáo.

Gửi thầy của con
Nghiên cứu
Con không biết những tâm tư này thầy có đọc được hay không, nhưng ngay lúc này con vẫn muốn nói, và hy vọng rằng sẽ có cơn gió mầu nhiệm nào đó hiểu được lòng con và đưa lá thư này đến với Thầy.

Xuất xứ, tên gọi và đặc trưng của 18 vị La Hán
Nghiên cứu
Trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Bắc truyền, tên tuổi và hành trạng của mười tám vị La hán là một đề tài được gắn liền với nhiều huyền sử kỳ đặc.

Sống chân thành - Sự khôn ngoan đích thực
Nghiên cứu
Làm đẹp lòng người khác rất dễ đạt những thành công. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt...Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng "Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành".

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
