Lý Công Uẩn - Ý nghĩa tên của vua Lý Thái Tổ
Các sử gia đều công nhận: Thời Lý là thời thuần từ nhất trong lịch sử dân tộc chính nhờ tư tưởng từ bi của Phật giáo phổ khắp thiên hạ. Bài học về cách đặt tên giáo dục nhân tài tinh hoa của các vị Đại sư thời Lý cho dân tộc nói chung, cho Phật giáo nói riêng là bài học vô giá....
1. Ý nghĩa tên Lý Công Uẩn
Chúng tôi nghĩ rằng chữ Công Uẩn trong tên Lý Công Uẩn (chữ Hán: 李公蘊) xuất phát từ khái niệm Ngũ uẩn trong Phật giáo.
Ngũ uẩn tiếng Hoa là wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta", cái ngã.
Câu đầu tiên trong Tâm kinh Bát nhã hàm chứa tinh hoa cốt tủy tư tưởng Bát nhã: "Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách" (Bồ tát Quán Thế Âm khi thể nhập vào tuệ giác Bát nhã, thấu rõ Ngũ uẩn vốn không có thật ngã (tự ngã), nên vượt thoát mọi khổ đau ách nạn).
Ý nghĩa tên "công uẩn" mà thiền sư Khánh Vân, thiền sư Vạn Hạnh đặt cho chú tiểu Lý Công Uẩn là mong sau này lớn lên gánh vác việc lớn, mà thông suốt tinh thần vô ngã vị tha, không chấp ta, chấp ngã; không tham đắm danh lợi phú quý phù vân mà mở rộng tâm từ bi rộng lớn, tận tâm tận lực vì chúng sanh, vì muốn dân, vì việc công, vì việc chung cống hiến phụng sự hết mình.
Tư tưởng "công uẩn" này rõ ràng thực tế là đã được hiện thực hóa, thực thi trong thời nhà Lý, mở ra một thời kỳ huy hoàng của dân tộc Đại Việt ta và Phật giáo Việt Nam.
Đến chùa Dận nghe giai thoại về vĩ nhân Lý Công Uẩn
2 Những ý kiến khác nhau về thân thể tiểu sử Lý Công Uẩn
Tiểu sử, cuộc đời, hành trạng công nghiệp của vua Lý Công Uẩn, cho đến nay vẫn là một bài ca hư thực từ bi hùng tráng bất tận.
Họ Lý của Lý Công Uẩn vẫn là một câu hỏi lớn chưa lời đáp ...
Lý Thái Tổ (974 – 1028), là Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Xung quanh ý nghĩa cái tên Lý Công Uẩn có không ít các ý kiến khác nhau.
Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn, sinh năm Giáp Tuất (974), người châu Cổ Pháp (thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ là Phạm Thị Ngà, không rõ danh tính của thân phụ, chỉ biết ông được truy tôn tước Hiển Khánh vương sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi.
Đại Việt sử lược chép ông có một anh trai (sau phong Vũ Uy vương) và một em trai (sau phong Dực Thánh vương)
Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư chép ông còn có một người chú được phong Vũ Đạo vương.
Lúc 3 tuổi, Công Uẩn được Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (Ứng Tâm tự, chùa Dặn) nhận nuôi, từ nhỏ đã thông minh, tuấn tú khác thường. Năm 6, 7 tuổi, Công Uẩn được gửi sang nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh, thấy Công Uẩn, sư Lý Vạn Hạnh liền khen: Đứa bé này không phải người thường, lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.
Về ý nghĩa tên và cuộc đời Lý Công Uẩn, có rất nhiều sử sách chép lại nhưng đều mang những nét huyền bí. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua họ Lý, húy Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Người mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thân, sau đó về có chửa, sinh Vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ năm (947), thời Đinh”.
Việt sử thông giám cương mục viết: “Mẹ ngài là Phạm Thị, đi chùa Tiêu Sơn, gặp thần nhân giao cấu, do đấy có thai, sinh ngài năm giáp Tuất, Thái Bình thứ năm (947), thời Đinh”. Hiện vẫn còn câu đối bằng chữ Hán khắc trên cột nhà bia ở Chùa Tiêu (Bắc Ninh) “Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền”, nghĩa là “Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền”.
Cũng tại ngôi chùa Tiêu tọa lạc trên sườn núi Tiêu ở huyện Tiêu Sơn này, cuối thế kỷ XX, các nhà sử học đã phát hiện ra một sự thật lịch sử. Đó là những thông tin quý giá, hé mở sự thật về người thân mẫu đã sinh ra Lý Công Uẩn.
Những dòng chữ của người xưa còn lưu lại trên bia đá “Lý gia linh thạch” rằng, người phụ nữ sinh ra Lý Công Uẩn tên là Phạm Thị Ngà. Bà là người làng Hoa Lâm, làm công quả của chùa, chuyên quét sân, làm vườn và lo hương đăng
Lý Công Uẩn được sinh ra là một người con trai khôi ngô, trong lòng bàn tay có bốn chữ “sơn-hà-xã- tắc" đỏ như son
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì, “Vua sinh ra mới ba tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi”. Còn theo sách Đại Việt sử ký tiền biên “năm 3 tuổi, mẹ bế đến nhà Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp, Khánh Văn nuôi làm con nuôi” và đặt tên là Lý Công Uẩn.
Các tên như Diên Uẩn, Cổ Pháp có nội hàm ý nghĩa sâu sắc chúng tôi sẽ đề cập trong bài khác
Công Uẩn khôi ngô, tuấn tú và rất thông minh nên được “ông bố nuôi” hết lòng chăm sóc, dạy bảo. Mới sáu, bảy tuổi, Công Uẩn đã thông thuộc kinh sử nhưng tinh nghịch.
Tương truyền rằng: Một hôm sư Khánh Văn sai Công Uẩn mang oản lên bệ thờ Hộ pháp, cậu bé đã khoét ruột oản ăn trước. Đêm đến, Hộ pháp báo mộng cho sư biết.
Đến hôm sau, sư Khánh Văn trách mắng Công Uẩn. Cậu bé ức lắm, rồi lại viết vào sau lưng tượng mấy chữ “Đày ba ngàn dặm”. Đêm hôm đó, sư lại mộng thấy Hộ pháp đến ngỏ lời từ biệt rằng “Hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông”. Sáng hôm sau, sư lên xem pho tượng Hộ pháp quả thấy mấy chữ “Đày ba ngàn dặm” ở sau lưng.
Sư bèn bảo một chú tiểu lấy nước rửa bỏ mấy chữ ấy mà rửa mãi không sạch. Đến lúc bảo Công Uẩn làm thì cậu bé chỉ xoa xoa mấy cái là sạch ngay. Sư hết sức kinh ngạc. Nhân thấy Công Uẩn đã hơi lớn, lại nghịch ngợm quá, Khánh Văn liền gửi Công Uẩn sang học với sư Vạn Hạnh bên chùa Lục Tổ.
Thiên Nam ngữ lục cho biết, năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh tiến cử vào triều. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng việc đi làm võ tướng dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện tiền quân và giữ chức Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005- 1009).
Như vậy, thời gian Công Uẩn tu tập rèn luyện học hành dưới sự giáo dưỡng dạy bảo của Đại sư sư Vạn Hạnh kéo dài khoảng 13 năm. Hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, tu tập học hành dưới mái chùa nhà Phật và được sự rèn luyện của Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành một người có học vấn và trí tuệ, tinh thông văn võ có lòng yêu nước và tâm từ bi rộng lớn.
3. Đóng góp của Lý Công Uẩn cho dân tộc và Phật giáo
3.1 Đóng góp cho dân tộc
Công đức của vua Lý Công Uẩn đối với đất nước, dân tộc khó dùng bút mực viết hết được. Hậu nhân đời đời ghi khắc.
Chỉ có thể nói là viết nên những trang sử vàng cho lịch sử dân tộc, mở ra một thời đại độc lập tự chủ thanh bình thịnh trị cho dân tộc Việt Nam ta...tự hào văn hóa Thăng Long ngàn năm...
3.2. Đóng góp cho Phật giáo
Các sử gia đều công nhận: Thời Lý là thời thuần từ nhất trong lịch sử dân tộc chính nhờ tư tưởng từ bi của Phật giáo phổ khắp thiên hạ.
Phật giáo là Quốc giáo, đạo Phật phát triển chính nhờ công đức của Hoàng đế Phật tử Lý Công Uẩn...
Bài học về cách đặt tên giáo dục nhân tài tinh hoa của các vị Đại sư thời Lý cho dân tộc nói chung, cho Phật giáo nói riêng là bài học vô giá....
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa
Nghiên cứu 16:00 02/09/2024Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.
Xem thêm