Thứ sáu, 03/06/2022, 08:20 AM

Tụng kinh giúp giảm stress

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phật học Hồng Kông cho rằng, nguồn năng lượng tỏa ra từ việc tụng niệm thật sự có tác dụng xua tan những phiền muộn trong con người.

Cách đây nhiều năm, các nhà nghiên cứu về Phật giáo đã công bố những phát hiện chỉ rõ sự liên kết giữa lý trí và trái tim, đến nay cũng đã có khám phá mới hơn về việc tụng niệm, với khả năng giảm thiểu căng thẳng cho con người.

“Chúng tôi nhận thấy, nguồn năng lượng phát ra từ việc tụng niệm thật sự có tác dụng khi con người muốn giải phóng những phiền muộn trong mình” - TT. Sik Hing Hung, một tu sĩ Phật giáo và là Giám đốc điều hành Trung tâm Phật học thuộc Đại học Hồng Kông, chia sẻ trong buổi công bố đề tài nghiên cứu mới nhất của trung tâm, nhấn mạnh ý kiến: “Lý do vì sao một mảnh giấy lại liên quan đến việc con người đang đối mặt với căng thẳng”.

Tụng kinh giúp giảm stress 1

Tụng kinh giúp giảm căng thẳng của cuộc sống

Đề tài nghiên cứu bao gồm 21 người tham gia, họ đều là những người Phật tử, và hầu hết họ đều có tối thiểu là khoảng một năm thực hành tụng niệm kinh A Di Đà. Mỗi người tham gia sẽ được xem những hình ảnh mang tính trung lập, hay gợi lên sự căng thẳng, trong khi họ niệm danh hiệu A Di Đà hay nghĩ đến hình tượng ông già Noel, thậm chí là không niệm gì cả.

Đối với những người niệm danh hiệu Phật A Di Đà, ban đầu, họ vẫn có những sự phản ứng lại các tác nhân kích thích gây căng thẳng, nhưng kết quả sau cùng, tất cả sự căng thẳng đều biến mất và gần như trả về hình ảnh trung lập, nghĩa là gần như họ không bận tâm đến căng thẳng nữa.

Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra rằng, người tụng niệm đã đi theo hướng mà một bài kinh tên gọi kinh Mũi tên đã chỉ rõ. Ở đó Đức Phật dạy rằng, những người thực hành tu tập chánh niệm, tuy trải qua nỗi đau cùng cực, nhưng họ sẽ không phản ứng lại để làm tăng thêm cảm xúc đau khổ, mà sẽ nhận diện và bao dung với nó hơn.

Để đẩy mạnh những khảo sát về tác động của việc tụng danh hiệu Phật, những người tiến hành nghiên cứu đã yêu cầu một vị thầy tu có kinh nghiệm thực hành nhiều năm, vừa thành tâm tụng niệm, vừa trải nghiệm thiết bị đọc não (fMRI). Thiết bị này tạm hiểu là: hình ảnh chụp cộng hưởng từ của não bộ con người, một trong những công trình nghiên cứu mà ở đó, máy tính có thể ghép các hoạt động não bộ với những hình ảnh thị giác mang lại, thậm chí dự đoán được những gì con người nhìn thấy.

Kết quả cho thấy vành vỏ não sau - khu vực não bộ hoạt động trong suốt quá trình tiếp thu, lưu giữ ký ức và phản xạ tự nhiên - thể hiện xu hướng không đề cao tính trọng tâm. Điều này lý giải cho việc tụng niệm làm giảm tác động của căng thẳng, bằng cách giảm bớt ảnh hưởng của suy nghĩ coi mình là trọng tâm, đề cao bản thân.

“Sau nghiên cứu, mọi người vẫn tiếp tục tụng niệm, bởi điều đó mang lại cho họ những lợi ích thiết thực về mặt tâm lý” - TT.Hin Hung chia sẻ - “Không chỉ vì họ muốn đặt chân đến vùng đất an lạc. Nếu bạn từng có một cuộc sống bị vây bủa bởi căng thẳng mỗi ngày, đây cũng sẽ là cách hữu dụng cho tinh thần của bạn được thư thái hơn, theo nghiên cứu của khoa học”.

Diệu Tạng (theo Lion’s Roar)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo