Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/04/2022, 11:48 AM

Mới bắt đầu tụng kinh nên tụng những kinh nào?

Đạo Phật có rất nhiều kinh điển, độ sâu cạn, cao thấp khác nhau. Mỗi người tùy theo căn cơ của mình mà phù hợp với những kinh điển khác nhau. Người nào phù hợp với kinh điển nào thì khi tụng kinh đó sẽ thấy rất hứng thú, sinh tâm tín kính và có thể duy trì tụng niệm lâu dài.

Hỏi:

Nam Mô A Di Đà Phật! tôi muốn tụng kinh ở nhà thì nên tụng những kinh gì ạ? Nhà tôi không có bàn thờ Phật, chỉ có bàn thờ gia tiên có tụng được không? Có cần gõ mõ hay không ạ? Tôi cảm ơn rất nhiều!

Đáp: 

Đạo Phật có rất nhiều kinh điển, độ sâu cạn, cao thấp khác nhau. Mỗi người tùy theo căn cơ của mình mà phù hợp với những kinh điển khác nhau, không ai giống ai. Người nào phù hợp với kinh điển nào thì khi tụng kinh đó sẽ thấy rất hứng thú, sinh tâm tín kính và có thể duy trì tụng niệm lâu dài.

Ngược lại, nếu không có duyên với một bộ kinh nào đó, khi cố ép mình tụng sẽ sinh tâm chán nản, khó hiểu, cảm thấy nghi ngờ, không thể duy trì đọc tụng thường xuyên, và bỏ tụng.

Và bộ tụng kinh tốt nhất chính là kinh phù hợp với mình nhất, riêng mỗi người một khác, chứ không có cứng ngắc là tất cả ai cũng đều nên đọc kinh này hay kinh kia.

Người nào phù hợp với kinh điển nào thì khi tụng kinh đó sẽ thấy rất hứng thú, sinh tâm tín kính và có thể duy trì tụng niệm lâu dài.

Người nào phù hợp với kinh điển nào thì khi tụng kinh đó sẽ thấy rất hứng thú, sinh tâm tín kính và có thể duy trì tụng niệm lâu dài.

Với người mới bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp muốn tụng kinh nhưng chưa biết chọn kinh nào để khởi đầu, có thể bắt đầu với những kinh Phật dễ hiểu như kinh Địa Tạng, phẩm Phổ Môn, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, kinh Nhân Quả Ba Đời, kinh A Di Đà, kinh Dược Sư, kinh Vô Lượng Thọ... Khi đã nắm được phần cơ bản rồi thì tìm hiểu qua những kinh điển khác, thấy kinh nào hợp với mình thì có thể chọn để thường xuyên tụng đọc.

Đối với người muốn bắt đầu tụng đọc thần chú, có thể chọn chú Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát , thần chú Diệt Định Nghiệp của Địa Tạng Vương Bồ Tát, chú Vãng Sinh.v.v... rồi dần dần tìm hiểu đến các thần chú khác.

Khi tụng kinh, nếu có thể giữ tâm thanh tịnh, quỳ tụng lớn tiếng trước bàn thờ Phật là tốt nhất. Xong hoàn cảnh mỗi người một khác, không thể chọn được cách tốt nhất thì chọn cách tốt nhì, tốt ba... dù sao có vẫn còn hơn không.

Nếu hoàn cảnh không cho phép, thì không có bàn thờ Phật, thậm chí ở nơi công sở, ở ngoài đường, hay bất kì nơi nào cũng có thể tụng đọc kinh chú.

Không thể đọc thành tiếng, thì có thể đọc lầm rầm hoặc đọc thầm bằng mắt, cũng không cần ngân nga như các thầy trong chùa, đọc rõ ràng câu từ là được rồi.

Không quỳ được thì mình ngồi, đứng, đi ... miễn đừng nằm, trừ khi mình bị bệnh tật, hay người già đuối sức thì nằm cũng được.

Không có chuông, mõ, nhang, đèn, áo tràng... thì ta vẫn cứ tụng bình thường, miễn là trang phục chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo sát nách, áo ba lỗ hay cởi trần với nam giới là được.

Không có quyển kinh, thì ta dùng điện thoại, lên Google, tìm kiếm bằng tên của kinh rồi nhìn điện thoại đọc tụng. Một số kinh chú ngắn, dễ thuộc, ta nên học thuộc sẽ dễ dàng tụng đọc trong mọi hoàn cảnh.

Không giữ tâm tập trung hoàn toàn vào lời kinh được, mà bị các tạp niệm lăng xăng trong đầu, thì vẫn cứ tiếp tục duy trì. Việc làm cho tâm tập trung hoàn toàn vào câu chữ trong kinh thực sự rất khó, nhiều người tụng mấy chục năm vẫn cứ bị vọng tưởng lăng xăng trong đầu gây mất tập trung.

Nhưng không sao đâu bạn, dù như thế vẫn cứ rất tốt, vẫn được công đức vô lượng, vẫn được cảm ứng với Tam Bảo, dần dần nhiều năm, nhiều kiếp rồi tâm sẽ thanh tịnh lại thôi.

Cơ bản là như vậy, chúc bạn tinh tấn hành trì đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, Bồ Đề tâm tăng trưởng, sớm viên thành Phật Đạo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Có thể sửa đổi vận mệnh được không?

Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024

Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?

Nguyên nhân của các căn bệnh kỳ lạ là gì?

Hỏi - Đáp 16:00 29/10/2024

Hỏi: Người hiện nay thường hay có các loại bệnh kỳ lạ, như mọc khối u, bị bệnh ung thư. Xin hỏi nguyên nhân bị bệnh là gì?

Xem thêm