Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?
Tụng kinh, trì Chú, niệm Phật là ba phương pháp tu hành đủ cả Sự và Lý. Dù tại gia hay xuất gia, dù tiểu thừa hay Đại thừa, tiêu cực hay tích cực, không ai có thể rời ba phương pháp này.
>NHỮNG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT NÊN ĐỌC
Phật tử cần phải học tụng kinh, niệm Phật và trì Chú để lời nói và việc làm phù hợp, mới có được kết quả tốt đẹp.
Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sanh. Trì Chú là nắm giữ một cách chắc chắn lời bí mật của Chư Phật. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên cũng gọi là thần chú. Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.
Trong Phật giáo, người Phật tử, nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải tụng kinh, trì Chú và niệm Phật. Nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý.
Phần Lý là phần cao siêu khó thực hành, mà nếu chúng ta không tụng kinh, niệm Phật để cho tâm hồn được sáng suốt, tỏ ngộ các lý lẽ sâu xa huyền diệu trong kinh điển, thì chúng ta không làm thế nào để đạt được 4 phép lạy thuộc về Lý.
4 phép lạy gồm: Phát trí thanh tịnh lễ, biến nhập pháp giới lễ, chánh quán lễ, thật tướng bình đẳng lễ và 5 món diệu hương để cúng Phật là: Giới hương, Định hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát tri kiến hương. Và nếu không thực hành được 4 phép lạy về Lý và cúng dường được 5 món diệu hương, thì sự lạy và cúng chỉ là phần "Sự" là phần hình thức. Vì thế, kẻ tín đồ khó có thể tiến được trên đường Đạo.
Tín đồ phải niệm đủ Tam thế Phật:
- Niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là niệm Đức Phật hiện tại, cũng là Đức Phật Giáo chủ của chúng sinh.
- Niệm Đức Phật A-Di-Đà, là niệm Đức Phật đã thành từ quá khứ xa xưa, mà cũng là Đức Phật tiếp dẫn chúng sinh về Cực Lạc.
- Niệm Đức Phật Di-Lặc, là niệm Đức Phật vị lai.
Khi miệng tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tay gõ mõ, đánh chuông, lần chuỗi, thì tâm trí phải gột rửa hết bao ý nghĩ bất chính, những ham muốn đê hèn, và đạc vào dấy hình ảnh của Đấng Từ Bi. Rồi phải noi gương Ngài, mở lòng thương rộng lớn, nghĩ đến nỗi thống khổ của muôn loài và phát nguyện đem sức mình ra, ban vui cứu khổ cho tất cả. Đến khi thôi tụng niệm, trở lại tiếp xúc việc đời, thì phải làm thế nào cho những hành động của mình cũng được từ bi như tư tưởng và lời nói của mình vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Phật giáo thường thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Phật giáo thường thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Phật giáo thường thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Phật giáo thường thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Xem thêm