Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/03/2016, 11:27 AM

Tuổi già và ý nghĩa sống mạnh liệt hướng đến đời sống tâm linh

Đức Phật đã dạy, sinh, lão, bệnh, từ chính là dukkha hay sự khổ đau. Nếu như không bị mệnh yểu thì mọi người đương nhiên đều phải trải qua tuổi già và đi tới cái chết. Bởi vậy tuổi già là chủ để có liên quan tới tất cả mọi người.

Trong xã hội đương thời có những xu hướng quá trọng tuổi trẻ và chối bỏ một tiến trình tự nhiên của đời sống là suy hoại và cái chết. Hầu hết mọi người đều mong muốn giữ cho thân mình được trẻ trung mãi mãi. Họ cho rằng vẻ đẹp thường đi liền với sự trẻ trung. Bởi thế mà ta thấy có vô số sách báo viết về cách làm thế nào để ngăn chặn tuổi già và giữ mãi sự trẻ trung. Nhưng dù cho có làm phẫu thuật, làm căng da mặt bao lần đi nữa, có tập luyện và theo chế độ ăn kiêng chặt chẽ tới mức nào thì trên thực tế thân thể chúng ta vẫn mỗi ngày một suy hoại và tật bệnh ngày càng nhiều. Suy hoại là bản chất của tất cả sự vật do duyên hợp. Phật pháp giúp ta nhìn trực diện vào những sự thật dường như không lấy gì làm vui vẻ này của sinh tử, hơn thế còn giúp ta tận dụng chuyển hóa chúng thành những phương tiện trên con đường đạo để tự tại sinh tử.

Trong các xã hội truyền thống, tuổi già được coi là một tiến trình tự nhiên và không bị xem là thứ phải né tránh hay ngăn chặn càng đến muộn càng tốt. Thay vào đó, nhận thức chung cho rằng tuổi giả đồng nghĩa với tăng trưởng tri thức và sự hiểu biết. Tuổi già đồng nghĩa với trí tuệ và kinh nghiệm. Các thành viên cao tuổi trong gia đình nhận được sự tôn trọng và thường đảm nhận các vai trò là người mẫu mực, tư vấn, dạy bảo cho con cháu. Đó là vai trò quan trọng mà người già đảm nhận trong gia đình và xã hội. Còn ở phương Tây có một loại tính cách điển hình trong văn học và phim truyện về những bà lão trí tuệ. Những khuôn mặt già nua, nếp da nhăn với đôi mắt rực sáng tràn đầy tình thương yêu và trí tuệ thường bộc lộ vẻ đẹp đích thực.
Hình ảnh minh họa
Mặc dù ngày nay phụ nữ trên 50 tuổi chiếm phần lớn dân số nhưng thật không may trong xã hội hiện đại, người già thường bị gạt sang một bên, tách rời với đời sống xã hội và bị thế giới xung quanh quên lãng. Nhiều người cảm thấy rằng những tháng ngày đáng sống của họ đã chấm dứt và họ chẳng còn hữu ích gì cho xã hội cả. Với thái độ này, tuổi già thật đáng sợ và cần phải tránh né càng lâu càng tốt.

Vậy thì chúng ta sẽ phải làm gì với một thực tế không thể trốn tránh được, phải làm gì để tuổi già trở nên có ý nghĩa. Ở các nước có truyền thống Phật giáo, theo phong tục là trẻ em lớn lên, rồi thoát ly gia đình, đảm nhận những trọng trách xã hội, rồi khi các trọng trách đó dần kết thúc, các hoạt động thường nhật của mỗi người bắt đầu hướng nội nhiều hơn, hướng tới giáo pháp và chuẩn bị đời sống của mình để có thể sẵn sàng cho cái chết và sự tái sinh trong tương lai. Trong các xã hội Phật giáo truyền thống, nhiều người già đã quy y, thụ nhận tám giới và giành thời gian cho thiền định hay các thực hành như đi nhiễu quanh các thánh tượng, bảo tháp linh thiêng, lễ lạy, trì tụng, viếng thăm chùa, chính điện… Pháp trở thành trung tâm điểm trong đời sống và họ nuôi dưỡng tâm chí thành như vậy. Theo cách này, đời sống của người già ngày càng trở nên có ý nghĩa và quan trọng, thậm chí còn là bước chuyển có ý nghĩa thực sự trong đời sống.

Với người nữ nói riêng, thường khi còn trẻ, người nữ đảm nhận những bổn phận mà xã hội đã mặc định cho mình. Thứ nhất, là đối tượng cho những khao khát về mặt thể xác, người nữ thường quan tâm chăm chút để mình được hấp dẫn và quyền rũ nhằm thỏa mãn những mong muốn của nam giới. Sau đó, với tư cách là người vợ, người mẹ, phụ nữ thường phải giành nhiều thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Ngày nay hầu hết người nữ cũng lại phải giành thời gian nhiều cho công việc sự nghiệp mà đương nhiên họ phải nỗ lực để duy trì. Thậm chí khi được hưởng một số ưu đãi, người nữ vẫn phải sống một lối sống đầy áp lực, một lối sống được định sẵn để đáp ứng mong muốn của người khác. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, chúng ta chứng kiến một hiện tượng khá thú vị đang diễn ra. Nhiều người, đặc biệt là người nữ, trong khi vẫn đang hoàn thành các bổn phận làm vợ, làm mẹ và công việc trong đời sống, nhưng họ có nhu cầu quan tâm hơn tới những tiếng gọi nội tâm như quan tâm tới các môn nghệ thuật, tâm lý, nghệ thuật chữa lành, và rèn luyện theo con đường tâm linh. Những phụ nữ này có thể là người có học vấn cao và khá năng động, họ có những kỹ năng mới nên dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động thiện nguyện lợi ích xã hội. Thay vì chỉ dành những năm tháng cuối đời để chơi golf, xem tivi, họ quan tâm nhiều hơn tới thế giới nội tâm của mình.

Một vài năm trước đây tôi gặp gỡ một nhóm phụ nữ sống trong tại thị trấn nhỏ giàu có ở Florida, họ đã dành những năm còn lại của cuộc đời chân thành thực hành pháp tu tập tâm linh và tham gia hoạt động từ thiện. Họ không chỉ mang lợi lạc cho những người trong khu phố của mình mà còn cho nhiều người ở nhiều vùng đất và nền văn hóa khác nữa. Họ thấy rất an lạc và mãn nguyện bởi đã sử dụng thời gian của mình để lợi người lợi mình.

Có rất nhiều người khi sắp lìa cõi đời này đã hối tiếc “giá như tôi đủ dũng cảm để sống một đời sống thực sự của mình, không phải đời sống mà người khác mong muốn và sắp đặt cho tôi.” Ngược lại cũng rất nhiều người mà tôi biết đã chia sẻ rằng những năm cuối đời của họ trở nên có ý nghĩa và mãn nguyện hơn những năm đầu cuộc đời. Bây giờ họ có thể khám phá lợi ích đích thực hơn là chỉ thuần túy sống một cuộc đời theo mong muốn mà xã hội áp đặt cho. Mặc dù họ thừa nhận rằng những năm tháng tuổi trẻ cũng mang lại cho họ những kinh nghiệm đáng quý giúp phát triển cho đời sống hiện tại, giống một cái cây phát triển dần dần và chỉ một thời điểm nhất định mới hiển lộ đặc tính chân thực của mình, tất nhiên cuối cùng họ cảm thấy rằng họ đã tìm ra được ý nghĩa thực sự trong đời người của mình qua thực hành tâm linh. Nhiều người mong muốn có lại được thân thể trẻ trung như tuổi 25 nhưng chẳng mấy ai lại chọn trở lại với dòng tâm của tuổi 25 cả!

Bởi vậy, thay cho việc trốn chạy tuổi già, dù cho thực tế tuổi già đi kèm với sự già nua không thể tránh được về mặt thân thể, chúng ta hãy hoan hỷ chào đón một giai đoạn mới của cuộc đời và khám phá những tiềm năng của nó. Chúng ta có thể lựa chọn coi tuổi già là sự suy hoại dần tất cả những mong ước của mình nhưng cũng có thể coi tuổi già là giai đoạn mới đầy hứng khởi.

Khi chúng ta nhiều tuổi hơn và già đi, chúng ta chứng kiến nhiều người cùng thế hệ mình, bằng hữu, người thân trong gia đình bị bệnh tật và chết, bởi vậy chúng ta buộc phải thừa nhận rằng đó là những giai đoạn tự nhiên và không thể đảo ngược được của đời sống.

Là người phụ nữ Phật giáo, chúng ta có một vai trò quan trọng trong việc minh chứng một lối sống khác, không quá phụ thuộc vào những bổn phận thường tình của xã hội, một lối sống mang lại tự do, giải thoát to lớn hơn và có ý nghĩa hơn. Thậm chí đôi đầu gối của ta có bị đau nhiều, khó khăn cho việc ngồi kết già thiền định và tật bệnh có thể làm ta mệt về thân nhưng tâm của ta vẫn mạnh mẽ, rõ ràng và bình an. Sự thiền tập của ta sẽ sâu sắc và rộng mở hơn rất nhiều. Chúng ta đang có nhiều thời gian hơn cho bản thân và ta có thể lựa chọn một lối sống có ý nghĩa, khám phá con đường tâm linh và bước ra thực hiện những hoạt động thiện nguyện lợi mình lợi người. Đây là cơ hội to lớn để ta sử dụng những kinh nghiệm trước đây đã tích lũy được trong đời sống. Chúng ta được tái sinh một đời sống mới mà không buộc phải bỏ đi những thứ cũ!

Nhiều người lựa chọn đi du lịch hay học những kỹ năng mới, chơi thể thao, khi công việc “chính thức” hay bổn phận xã hội của họ kết thúc. Là Phật tử, chúng ta có thể tự vấn, "Bây giờ trách nhiệm thế gian của mình đã hoàn thành, làm thế nào có thể sử dụng cuộc đời này thực tế nhất để lợi ích thực sự bản thân và mọi người? Mình cần làm gì để tiến bộ trên con đường chính Pháp?” Con đường đạo của ta có thể không phải là những kỳ nhập thất dài hạn hay hoàn toàn giành hết tâm trí cho Phật sự trong những cộng đồng Phật giáo. Có rất nhiều cách để trưởng dưỡng và rèn luyện dòng tâm. Thường khi ta nhiều tuổi hơn những chấn động về tình cảm tâm lý trong cuộc đời đã tạm lắng xuống, và thật đáng hy vọng, sự thực hành chính thức của ta trong nhiều năm trước giờ cũng đã sâu sắc hơn. Tuổi già có nhiều thời gian và không gian trưởng dưỡng cây bồ đề trong thân tâm, để ra hoa, kết trái và vươn tới bộc lộ trọn vẹn những tiềm năng cao nhất của mình.

Đối với nhiều phật tử cao tuổi, ngoài vấn đề sức khỏe suy giảm, nhiều gia đình không có khả năng nuôi dưỡng người già, nên rất nhiều trong số họ, đặc biệt là ở phương Tây và một số lượng ngày càng tăng ở các nước châu Á, phải sống trong nhà dưỡng lão. Những năm tháng cuối cuộc đời phải chung sống với những người chăm sóc thiếu hiểu biết tâm linh là một viễn cảnh đầy ảm đạm. Bởi vậy đã đến lúc bàn về việc thiết lập những nơi cư trú trong cộng đồng Phật giáo cho những Phật tử cao tuổi. Vấn đề tài chính là một thách thức bởi vì cần phải có đất đai, nhà cửa, cộng với chi phí bảo dưỡng sau này, sẽ đòi hỏi một nguồn đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, đây là điều rất đáng quan tâm và chắc chắn đời hỏi sự đóng góp của nhiều người. Điều quan trọng là hãy sử dụng tốt những năm cuối cuộc đời, trong khi cơ thể vẫn còn đang hoạt động hay thậm chí có suy yếu đi ít nhiều.

Cuối cùng thì tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người phải sống như thế nào trong cuộc đời quý giá này và tận dụng các cơ hội để phát triển tiềm năng của mình. Thân người quý giá này vô cùng hy hữu bởi vì ta có thể sử dụng nó để trưởng dưỡng dòng tâm và tinh tiến trên con đường đạo. Chúng ta có thể sử dụng những năm tháng còn lại của cuộc đời để trước khi chết không phải hối tiếc.

Đôi lúc khi ta già cả, ta có thể đau ốm những căn bệnh nan y như bệnh ung thư hay bệnh tim. Tật bệnh là điều đương nhiên. Nhiều người nhìn vào sự tấn công của bệnh tật với nỗi sợ hãi và kinh hoàng, và hy vọng được chết một cách lặng lẽ trong giấc ngủ mà không cần cảnh báo trước. Tuy nhiên, hoàn toàn không hữu ích gì khi ra đi mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Khi chúng ta nhận ra rằng khoảng thời gian còn lại của cuộc đời là ít ỏi, chúng ta có cơ hội chuẩn bị để rời xa cuộc đời này theo một cách có trật tự và viên mãn. Nhận ra rằng chúng ta đang thực sự đi tới cái chết và thời gian của mình không còn nhiều sẽ giúp ta hướng tâm một cách hoàn hảo xem điều gì không quan trọng và điều gì quan trọng nên làm.

Mọi người thường chuyển tâm mạnh mẽ khi họ bắt đầu biết buông xả những tham chấp và những bất mãn lâu nay của mình để sẵn sàng ra đi. Đối mặt với cái chết mang lại cho mỗi người một cơ hội để hòa giải những bất đồng, những khác biệt, hàn gắn những mối quan hệ bị phá vỡ và cho phép những người mà chúng ta yêu mến biết rằng họ rất đáng được kính yêu và trân trọng. Tại thời điểm sắp qua đời, cách tốt nhất là tập trung vào các pháp thực hành tâm linh và nương tựa vào các đối tượng mà ta đã quy y. Ít nhất ta có thể nỗ lực định tâm vào ánh sáng và hòa nhập dòng tâm an trụ trong đó. Bằng hữu, quyến thuộc quanh người sắp qua đời phải tạo ra một bầu không khí bình an, tích cực, không phải là lo sợ, sầu khổ, mọi người có thể tụng kinh, đọc khai thị hay trì tụng các chân ngôn thích hợp. Nói chung nếu ai có một đời sống khá bình an và nỗ lực hòa nhập Pháp trong dòng tâm, thì cái chết không có gì đáng sợ hãi. Dòng tâm thức sẽ tiếp tục theo con đường đã huân tập. Bởi vậy điều quan trọng là đảm bảo khi ta vẫn có khả năng kiểm soát dòng tâm, Pháp chính là con đường mà ta phát nguyện cất bước. Như Giáo sư Dumbledore đã khuyên cậu bé Harry Potter, "Đối với một với một dòng tâm được rèn luyện kỹ càng, cái chết chỉ là một hành trình vĩ đại tiếp theo đời sống này mà thôi.”

Tác giả: Jetsunma Tenzin Palmo - Chủ tịch Hiệp hội Sakyadhita

La Sơn Phúc Cường dịch từ Buddhism and Ageing, In Praise of Ageing, Hội nghị Sakyadhita lần thứ 13, tổ chức tại Vashaili, Ấn Độ vào tháng 01, 2013.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm