“Tưởng” (4)
Sáng nay, sau nhiều năm tháng đủ để xác chứng cho hướng đi mỗi người, con tôi lần đầu tiên thú thật: “Con ngồi thiền lại nhưng giờ cứ nhắm mắt chừng vài phút là có trạng thái lờ mờ, không tỉnh giác. Mà mở mắt thì vọng tưởng tràn về, không ngăn được, nó lọt vào tưởng sao ấy”.
Gia đình 4 nhân khẩu với 3 chế độ ăn mà tôi đã kể giờ thì (thực sự là gia đình thứ hai của tôi. Trừ mẹ con Hiếu - còn lại là những người dưng) cũng chia ra 3 nơi ở biệt lập.
Tôi, một - bà xã, một- và hai vợ chồng Hiếu. Đó là gia đình 4 người gắn bó với Trường Sinh Học (TSH) một phái thiền chữa bệnh. Đương thời đã từng là trụ cột trong Trung Tâm Dưỡng Sinh TSH Bình Dương.
Tôi là nhà báo, bà xã nhân viên phụ trách y tế trong công ty Gỗ, Hiếu học xong Trung cấp Dược. Năng lực chuyên môn ấy được anh H. Phó giám đốc TT mạnh dạn tổ chức bộ phận để theo dõi huyết áp cho số học viên tương đối có tuổi. Theo dõi, cập nhật để xác chứng rằng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở có sự tương quan với thiền định tạo thêm niềm tin và cũng là bước đầu cải cách mà tôi chưa bộc lộ hết với anh H. khi nào thuận tiện sẽ đưa dần các phương pháp động công của Khí Công Y đạo luyện tập, khai thông. Nhưng thiên tính vạn tính không bằng trời tính. Tôi chia tay với TSH.
Trong một số bài viết tôi đã kể về cái duyên đã đưa tôi đến với Pháp Phật. Tôi tu theo cách của tôi. Bám theo Chơn Như, từ giả TSH gia đình tôi bắt đầu chia nhau tu theo cách riêng. Tôi vẫn duy trì thiền định, với những tri kiến dung nạp từ Tứ thánh định, còn lại 3 người gớm ghiếc thiền tưởng và tu xả tâm theo pháp của Trưởng lão. Dấu hiệu của sự tan rã, hồn ai nấy giữ. Cùng trong nhà nhưng bắt đầu 3 chế độ ăn:
-Tôi ăn chay ngày một bữa
- Hai vợ chồng trẻ ăn chay nhưng 3 bữa
- Bà xã vẫn ăn mặn và bắt đầu vô tư uống thuốc bảo hiểm.
Điểm đáng chú ý là trừ tôi, còn lại mọi người bỏ thiền. Chỉ có tôi kiên trì, tôi không còn là người huynh trưởng TSH nên cứ đành tuỳ duyên. Lúc đầu trong gia đình còn lác đác những động tác động công nhưng dần dà bỏ tất…
Tôi, bắt đầu những năm tháng phiêu du, về quê xây dựng nhà từ đường, đến các trú xứ Nguyên thuỷ và cuối cùng yên lòng yên vị sống một mình trong “am thất” giản đơn, sơ sài, thuê trọ. Con tôi cũng ở riêng, Bà xã một mình trong căn nhà mênh mông.
Mỗi người một thế giới với sự chọn lựa của mình. Và tôi vẫn nhắc đi nhắc lại thiền định chính là phương pháp mà đức Phật tìm ra Tứ thánh định, tìm ra con đường giải thoát. Những khái niệm thiền hữu sắc, thiền vô sắc, thiền tưởng, ngồi thiền như con cóc v.v… khi có dịp ngồi lại (chủ yếu tôi và Hiêu) thì những lập luận bao biện vẫn là đề tài gây tranh cãi, nhưng cũng không gay gắt. Chúng tôi tôn trọng tự do tư tưởng, Có lẽ tưởng bắt đầu cho những “tư tưởng lớn “gặp nhau?
Sáng nay, sau nhiều năm tháng đủ để xác chứng cho hướng đi mỗi người, con tôi lần đầu tiên thú thật: “Con ngồi thiền lại nhưng giờ cứ nhắm mắt chừng vài phút là có trạng thái lờ mờ, không tỉnh giác. Mà mở mắt thì vọng tưởng tràn về, không ngăn được, nó lọt vào tưởng sao ấy”.
Tôi điềm nhiên hỏi lại. “Con có đọc bài ba không?”. Nó thành thật thú nhận có, còn tôi dư biết, chính đọc không sót bài nào nó mới ngồi thiền trở lại. Vợ nó lâu nay bỏ kinh hành, giờ luyện tập cần mẫn sáng chiều. Tôi cười nhẹ, loạt bài “Tưởng” thực ra vẫn chưa đủ, chưa hết, còn rất nhiều vấn đề cần giải trình chi tiết hơn. Tương quan giữa tưởng với thức trong ngũ ấm (thuộc tâm) vẫn chưa nêu lên các trang thái: hôn trầm, tán loạn, vô ký, ngoan không…nhưng vì mãi mê theo sự dẫn dắt của tưởng người ta đã cày xới tâm thức một cách biệt lập.
Mối quan hệ thân-tâm (Sắc và vô sắc) như bài (3) nếu nói là một cũng sai, là hai cũng trật. Nhiếp tâm, điều tâm, xả tâm…đủ các thứ về tâm đó là cách nhìn nhận thân tâm là một, khi chọn pháp, nhưng lại là hai khi hành trì (thân, thọ, tâm, pháp). Để hành trì, tu tập thì lẫn lộn một như hai, hai như một (lấy Kinh Pháp cú làm căn bản tâm dẫn đầu mọi pháp) thì chỉ giậm chân tại chỗ.
Các hành giả không hề biết rằng Đức Phật đã chết đi sống lại thế nào để tìm ra con đường giải thoát, con đường chứng đắc. Sự vượt thoát của Đức Thế Tôn được tưởng giải giản đơn và cạn cợt bằng nhiêp tâm, điều tâm, xả tâm sao? Đó là kiến giải, là lối mòn của thiền vô sắc. Nó không đem lại sự chứng đạt tối thượng, không yểm ly, không ly tham. Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ cái mà thiền vô sắc không đem lại (Kinh thánh cầu, đại kinh Saccaca, kinh Song tầm). Và hành trình sau đó bằng điều thân, điều tâm, bằng vượt qua nhiều thử thách mà các đoạn kinh này đã diễn đạt, được tóm tắt như đánh lửa trên trên 3 dạng gỗ.
Chính 5 triền cái tham, sân, si, mạn, nghi, hay nói chung là tất cả những dính mắc, chướng ngại đâu chỉ ở tâm. Sự khu biệt tâm, để diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp là một qui trình lọt vào tưởng rơi vào vòng lẩn quẩn, xem một là hai, xem hai là một. Vì sao thiền vô sắc không đem lại sự tìm cầu vô thượng tối thắng. Vũ trụ quanh ta đâu chỉ vô sắc. Sự hiện diện sắc - vô sắc biến dịch, hoán đổi mới có sinh, có diệt, có ngã, có pháp, có thân, có tâm…có sự đối đãi nhị nguyên còn mất, được thua, khôn dại.
Muốn chứng đạt cái chân lý tuyệt đối bằng những sở tri góp nhặt từ không gian tương đối, sự biện biệt nhị nguyên bằng sự phiến diện của vô sắc, bất chấp sư tồn tại của hữu sắc, hữu hình, của thân thì làm sao có thể dụng được tứ niệm xứ.
Tứ niệm xứ đâu phải để luận giải, trà dư, tửu hậu, hí luận mông lung mà trong ấy là tương quan thân-tâm tương quan ngã-pháp. Giải quyết mối tương quan thọ trên các thọ/ Pháp trên các pháp. rốt ráo mới hiểu rằng lậu hoặc là cảm thọ (hay ngược lại) tiểu ngã cũng là đại ngã.
Đi đến tận cùng để hiểu cái một trong hai, cái hai trong một. Thấu đạt cái một nhất như, vượt qua sự tương đối, nhị nguyên của ngã pháp thì mơi gọi được là “diệt ngã” chứ diệt ngã không phải là diệt sự tồn tại của ngã. Nhắc ghế ra trước cửa thất ngồi trầm ngâm để diệt ngã xả tâm là một sai lầm.
Biết sống là tu, biết tu là sống tức là ngay khi đang sống, đang tư duy mà lướt qua, vượt qua được cái thế giới của phân cực nhị nguyên, của tri kiến thế tục (tục đế), tương đối để đến với chân lý tuyệt đối (chân đế). Và chính trạng thái đó là sự tiếp biến từ vô thường đến thường/ từ khổ đến lạc/ từ vô ngã đến ngã, từ bất tịnh đến tịnh. Hiểu được thường, lạc, ngã, tinh từ vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh đâu thể bằng biên kiến, bằng tư duy đối đãi nhị nguyên, bám chấp, kỳ thị, hằn thù, bằng đấm ngực thở dài kêu rằng “phúc chúng sanh quá mỏng”.
Tôi từng lắng nghe, tán thưởng lập luận bài bác thường, lạc, ngã, tịnh từ Trưởng lão cũng như rất nhiều công kích giáo thuyết “phát triển”. Thậm chí “Luận Bảo Vương Tam Muội” cũng bị xem là bạc nhược, yếm thế. Thường, lạc, ngã, tịnh hay Luận BVTM chính là những góc nhìn biên kiến “chữa bệnh” và “giác ngộ”. Câu hỏi như một công án của học viên (Tôi tu kể từ đấy) ngày xưa cứ đeo theo tôi trong hành trình tư duy, hành trình tu tập Tứ chánh cần (song tầm).
Trở lại câu chuyện giữa tôi và Hiếu hôm qua tôi nhắc đến bài viết "Thiền và định". Thiền và định cũng chính là thân và tâm, ngã và pháp, thiện và ác…là tất cả đối đãi nhị nguyên chỉ khi thân và tâm là hai hình vuông có cạnh bằng nhau, hai hình tròn có cùng bán kính thì sẽ không còn khoảng cách giữa bịp bợm với chân thật, gian trá với chân thành, mưu mô với thực tâm…và “chữa bệnh chính là giác ngộ”.
Một lần nữa tôi nhắc lại, thiền định nếu không đem lại lợi lạc thì cũng chưa hại chết ai bao giờ. Ngay cả việc ngồi thiền còn gà gật, hôn trầm thì chính tư thế xếp chân kiết già, một tư thế yoga cũng đang giải quyết những vấn đề còn dính mắc, chướng ngại trên thân, đó là cách hong khô thân gỗ để đánh lửa. Còn nhiều cách tống khứ chướng ngại, lậu hoặc như thân hành niệm, động công, thể dục, đánh gió v.v…Cứ đến các thiền đường chữa bệnh (TSH, Vi Diệu Pháp Hanh Thiền, Dưỡng Sinh Tâm Thể, Nhân Điện, Tâm Năng Dưỡng Sinh…) thì sẽ nhận ra hiệu năng “chữa bệnh” mang lại hiệu quả nhất định. Ở đấy, hiệu năng của “chữa bệnh” có vẻ tốt hơn “giác ngộ” rất nhiều. Chỉ có điều, người ta cứ lòng vòng miệng chén với hai khái niệm.
Sự thống hợp nhất tâm là định, mà Đức Phật đã dạy sẽ là đường dẫn đưa bạn đến tận cùng con đường của chân lý tuyệt đối. Cái chìa khoá ấy là vàng mười nhưng đáng tiếc lại bị đánh rơi. Bô ba nhất tâm, 4 niệm xứ, 4 tinh cần cùng với 3 nghiệp.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
Tưởng là một phần của tâm là khởi nguồn nghiệp lực, là ngõ vào tầm tứ, (Thọ) là ngõ hoá giải sự phân cực nhị nguyên, sự chia tách lậu hoặc với cảm thọ, tiểu ngã với đại ngã (Pháp) là khởi nguồn của những thiên kiến thế tục thân và tâm tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Để minh sanh, ánh sáng sanh, để ám diệt vô minh diệt thì tưởng cần câu hữu Tứ chánh cần (ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện) với Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp). Chính vì tưởng không hạn cuộc không gian thời gian nên có thể với tay sờ mặt trăng, độn thổ thăng thiên, đi qua tường qua vách, một thân hoá nhiều thân…nhưng khi chủ thể tìm đến sự tỉnh giác, sự phản tỉnh, sự lắng lọc của Tứ chánh cần sự nhất như thân tâm thì sao lại sợ lọt tưởng. Ám ảnh ma tưởng, ngũ ấm ma, sự nhiễu nhương bất chính của tả hữu quần thần thời loạn khiến việc triều chính cảng rối ren, điên đảo…
Cứ bình tâm để xét sẽ thấy, sẽ biết ai tưởng?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn
Góc nhìn Phật tử 11:11 08/11/2024Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:
Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống
Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.
Những nốt thăng trong cuộc đời
Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.
Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói
Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.
Xem thêm