“Tưởng” (2)
Tưởng giúp bạn nhận biết được chánh pháp, nhận ra người lành, nhận ra trạng thái vô cầu, vô chấp của người tiếp duyên, người trợ duyên, hoằng pháp. Khác với tư thế, tâm thế vô cầu vô chấp ấy là sự công kích, là sự phỉ báng, sự kỳ thị, gây chia rẽ, đố kỵ, hận thù…
Trong “Tưởng” (1) có lẽ tôi vẫn chưa nói hết những điều cần nói, nên nói. Khi mà WHO đã lên tiếng cảnh báo về tỉ lệ ít nhất cũng 80 % dân số thế giới mắc chứng “trầm cảm” (tài liệu trước đây là trên 75%) từ hàng vài chục năm trước. Dù trên thế giới, tín đồ các tôn giáo vẫn chia nhau đến nhà nguyện, giáo đường, tu viện…Và nhìn vào thực tế đời sống mà con người bế tắc, bệnh tật, tai ương, hoạn nạn tỉ lệ thuận với sự sinh sôi phát triển đủ các loại tà phái, tà sư tà giáo, con người cứ tìm kiếm những hoang tưởng, u mê, bệnh viện cũng ngày một nhiều, dịch bệnh lặp lại khủng khiếp hơn như cơn đại dịch vừa qua mà cả thế giới phải hứng chịu.
Đạo Phật, ra đời hơn 2600 năm trước, nếu suy cho cùng chính là một phương pháp chữa trị bệnh tật của con người. Đức Phật không dựng nên tôn giáo, vì xem là tôn giáo, hiểu là tôn giáo nên toàn bộ đại chúng cố hành xử với những giáo lý, giáo thuyết…bằng tinh thần chấp tướng, sao chép, và vì vậy “bệnh là bệnh” mà “đạo là đạo” chỉ tạm dừng, tạm nghỉ…chờ dịp tái phát mạnh hơn. Vì xem là tôn giáo nên tinh thần “Tự tu, tự chứng, tự đạt” đã không được lưu tâm, duy trì, rèn luyện tạo nên những khoảng trống bị lợi dụng thao túng, mê tín dị đoan...
Con người trước hết, là một “hợp thể” trong toàn vũ trụ đại hợp thể nối kết, tương tác, vận hành theo qui luật tuần hoàn biến dịch thay đổi mà ta gọi “luân hồi” với chất liệu là tứ đại (đất, nước, gió, lửa) có thể phân tích mổ xẻ trong công thức Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp), trong đó niệm nào cũng là tứ đại.
Sự tương thông “hợp thể” (con người) với toàn vũ trụ là pháp trong vạn pháp. Thọ cũng chỉ là “cảm giác” tiếp nhận, xúc chạm. Còn lại quan trọng con người có hai phần thân và tâm (hai trong tứ niệm xứ). Ngoài đức tin tự nhiên của con người đối với đạo Phật dung nạp thật nhiều tri thức giáo lý, giáo thuyết…chủ yếu trên tinh thần tu tâm dưỡng tánh. Sự điều hợp, dung nạp giáo lý để hành trì Tứ chánh cần (ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện) đó cũng là một phương pháp mà Đức Phật chỉ bày cho chúng sinh để vượt qua khổ ách. Nhưng không chỉ có thế, nhiếp tâm, điều tâm là một chặng đường mà ĐứcThế Tôn dồn sức tu tập với hai vị thầy Alara Kalama và Uddaka Ramaputa được ngài tóm tắt trong đoạn kinh “ Song tầm” Kinh Thánh cầu, (36) Ðại kinh Saccaka (a) Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai. Vì bám chấp vào các pháp, từng pháp xem là giáo thuyết, giáo điều con người không nhớ, không biết đến một nguyên lý cực quan trọng để học Phật đó là tự tu, tự chứng, tự đạt.
Vì vậy tu tâm, dưỡng tánh nếu xem là phương pháp duy nhất đúng là tự rào chắn, thu hẹp con đường tu học (tạm không bàn đến những lệch lạc giáo thuyết tạo nên mê tín, dị đoan) .Không ai biết đó là một giai đoạn trong quá trình tìm đạo của người đã được Đức Phật từ bỏ không thương tiếc dù cả hai vị thầy đều nhận ra năng lực tiềm tàng của đấng đại giác ngộ, cứ khẩn khoản mời gọi người ở lại để “hợp tác”. Và giai đoạn hai điều thân khác với giai đoạn một điều tâm. Và đó là giai đoạn mà Đức Thê Tôn đã đúc kết lại trong kinh Tăng Nhất A Hàm thật súc tích.
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.
6. Tầm tứ là khẩu hành.
7. Tưởng thọ là tâm hành.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3)
Những phân tích của thầy Thông Lạc khá chi tiết, đầy đủ tuy nhiên vẫn còn một lỗ hỏng lớn đó là hai từ nhất tâm. Chính hai từ nhất tâm này biểu đạt giai đoạn điều thân, điều tâm trong quá trình tu tập của Đức Phật: Sự hợp nhất thân và tâm. Đó là giai đoạn tinh tấn, vượt qua sống chết để tìm ra định tứ thánh, làm chủ sống chết. Và từ đây tu tâm sửa tánh không phải duy nhất đúng là vậy.
Trong đạo Phật (bao gồm cả các học phái, các pháp môn vẫn tôn sùng Thích Ca Mâu Ni, lấy giáo lý, giáo thuyết căn bản làm gốc rễ. Vẫn rõ rệt hai khuynh hướng tu tâm (hay giác ngộ) với tu thân (chữa bệnh). Giai đoạn tập trung nhiếp tâm thực sự chỉ mang lại sự chuyển tiếp mà Đức Thế Tôn vẫn nhắc đi nhắc lại về:
1. Cây tươi đầy nhựa đặt trong nước,
2. Cây khô đặt trong nước
3. Cây khô vớt khỏi nước.
Bạn đọc thân mến. Có lẽ nhiều người bỗng thắc mắc từ những dòng đầu, có nói gì với tiêu đề Tưởng.
Tứ niệm xứ là định tưởng.
Nếu hình dung tưởng và thức như hai lực đối trọng trung và nịnh trong triều đình thối nát của một vương quốc loạn lạc. Việc triều chính bê tha, vua tôi, trên dưới hỗn quan, hỗn quân…thì Tứ niệm xứ hay đơn giản hợp nhất thân tâm là việc chấn chỉnh lại nề nếp lề luật. Việc triều chính từ đây nề nếp hơn, không còn loạn lạc, thù trong giặc ngoài mà chúng dân yên ổn làm ăn, việc triều chính chỉ còn là tiếng nói trung quân ái quốc, đất nước thái bình thịnh trị.
Vai trò của tưởng đâu đáng bị lên án như các đồ đệ của Trưởng lão. Tất cả sự hám danh, hám lợi đều là tưởng. Tất cả sự u mê, hoang tưởng, mê tín cũng là tưởng. Tưởng đã không được hiểu đúng với công năng của nó trong dòng chảy tư duy. Làm sao có chánh tư duy khi mà người ta nhầm lẫn cả thanh và trược, chánh và tà, thô và tế và vì vậy cứ ước ao “diệt tưởng”. Diệt tưởng là hành trình Tứ thánh định, khi mà tưởng đã song nhiệm vụ dẫn dắt cái hợp thể, cái vương quốc loạn lạc ấy xuyên suốt hành trình an định, cân bằng, đi qua cõi giới của đối đãi, bám chấp nhị nguyên, của cái tục đế. Và vị minh quân trị vị chính là thức, biết nhận rõ, biết lắng nghe những lời của bậc trung quân, ái quốc. Hiểu được hành trình của tưởng sẽ nhận rõ thật tướng của tam minh. Đó là cả hành trình ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, để tiến tới cảnh giới minh sanh, ánh sáng sanh, ám diệt vô minh diệt.
-Túc mạng minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống đã qua của mình và của tất cả chúng sinh.
-Thiên nhãn minh: Tuệ giác sáng suốt biết rõ các kiếp sống tương lai của mình và của tất cả chúng sinh diễn biến sinh diệt như thế nào.
-Lậu tận minh: Tuệ giác sáng suốt nhận biết nguồn gốc sinh ra lậu hoặc, phiền não và đau khổ và các pháp giúp đoạn trừ lậu hoặc, phiền não và đau khổ của mình và của tất cả chúng sinh để giải thoát.[1]
Tưởng vốn đã bị “kỳ thị” như vậy nên tất cả các thiền phái (ngoài tứ thánh định) đều bị xem là thiền tưởng vì ức chế ý thức.
Hiện tượng một tu sĩ hành trì theo 13 hạnh đầu đà: Sư Minh Tuệ đang làm dấy lên hai luồng dư luận sôi sục cả công kích, phỉ báng lẫn nghiêm cẩn, đảnh lễ. Hiện tượng đối đãi nhị nguyên, công kích, phỉ báng cũng là điều dễ hiểu để có thể đánh giá thực chất cái tục đế đầy vô minh, phiền não.
Hơn 2600 năm Phật giáo lớn mạnh và phát triển với số lượng Tăng Ni, Phật tử khắp thế giới vẫn chưa nói lên sự khai sáng cho tín đồ. Trong thời đại phát triển công nghệ, mở các trang youtube, tiktok, facebook… dầy đặc những pháp thoại của các sư thầy. Nhưng hiện tượng sư Minh Tuệ như sự cảnh tĩnh mọi Phật tử bắt đầu thọ nhận khe khắt hơn sự tiếp duyên của chánh Pháp, người ta bắt đầu những câu hỏi nghiêm túc: Thế nào là chánh Pháp? Sư nào đã chứng đắc? Làm sao nhận ra chánh tà từ những lời thuyết giảng rất đung dị, rất hoan hỉ, rất bao dung?.v.v…
Nếu ta đã công nhận một hiện tượng gây nên hai chiều dư luận mạnh mẽ là một thực tế bình thường của đối đãi nhị nguyên để từ đây nhìn nhận con người theo chiều hướng tương tác, tương ưng, nhân quả…thì bạn đã và đang vượt qua sự đối đãi ấy, để vượt qua cõi giới của sự triền phược, của âm dương, thiện ác, được mất, hơn thua.
Hãy hình dung ban bắt đầu từ ý hành. Mọi sự đều theo sự điều hành của ý kể cả thân hành, khẩu hành…Bạn cứ ném thỏi nam châm lăn tròn trên bãi cát. Nó sẽ bám đầy vụn kim loại. Cái từ trường đó nó tương ưng, nó hút lấy bất kỳ sự vật hiện tượng tướng tác, tương ưng với nó. Bạn có thể thay đổi từ tính, thay đổi từ trường là vậy.
Còn rất nhiều các bậc chân tu với những clip pháp thoại thu hút hàng triệu phật tử như thầy Thanh Từ, Thầy Pháp Hoà, Thầy Thái Hoà, Thầy Minh Niệm, Thầy Giác Khang, Thầy Thiện Thuận.v.v…tôi không thể liệt kê hết. Có Phật tử nêu lên cách nhìn để đánh giá qua chân tướng gầy gò, đôi mắt sáng (như sư Giác Khang, sư Minh Tuệ…) nhưng như vậy dáng dấp đầy đặn, phúc hậu, lúc nào cũng tươi cười tạo nên cảm giác thân tình, ấm áp như sư Minh Niệm, sư Pháp Hoà, sư Minh Đạo…thì sao. Đã đành tâm sinh tướng nhưng để cho cái nhìn đầu tiên chi phối đánh lạc hướng.
Cần nghe, cảm thụ, tiếp nhận bằng sự suy xét, thấu hiểu, phán đoán…đó là tưởng. Tưởng giúp bạn nhận biết được chánh pháp, nhận ra người lành, nhận ra trạng thái vô cầu, vô chấp của người tiếp duyên, người trợ duyên, hoằng pháp. Khác với tư thế, tâm thế vô cầu vô chấp ấy là sự công kích, là sự phỉ báng, sự kỳ thị, gây chia rẽ, đố kỵ, hằn thù…
Bạn có thể tin những lời như vậy ở một tu sĩ tự nhận đã chứng đắc? Cái tâm ở đấy, nó chứa toàn bộ cái phi lý tính, cái bản ngã, cái bản chất vô minh thì làm sao truyền đạt cái minh cái thiện cái lành cho đại chúng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Phép mầu từ việc niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư
Góc nhìn Phật tử 09:54 02/12/2024Là một Phật tử, tôi luôn tin rằng lời dạy của Đức Phật không chỉ là lý thuyết, mà còn là nguồn năng lượng nhiệm mầu, giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và tìm thấy an lạc trong cuộc sống.
Xem thêm