Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/06/2024, 08:05 AM

“Tưởng”

Có lẽ chỉ trong tu tập, hành đạo, học đạo thì tưởng mới bị kỳ thị, bị lên án nhiều nhất. Trong đời sống thường nhật tưởng cũng hay được nhắc đến nhưng không nhiều lắm: bệnh tưởng, người hoang tưởng…

Trong đời sống có vẻ như điều này nói đến người có chút lệch lạc gì đấy nhưng vẫn là người bình thường giữa mọi người. Chỉ trong tu tập, hành đạo thì “người bị tưởng” thật sự được xem như tà đạo, hỏng cả đường tu, bị kỳ thị.

Những hành giả thiền định bị xem là thiền tưởng chịu công kích, đả phá nhất là sau khi có sự xuất hiện của Trưởng lão Thích Thông Lạc. Thiền tưởng chịu sự công kích kịch liệt “ngồi thiền như con cóc”. Và từ đây, “giáo phái” mới này chủ trương xoá bỏ thiền khỏi phương pháp học Phật, trong khi con đường chứng đắc đạo quả của Đức Thế Tôn lại là Thiền hữu sắc (một phương pháp khác với Thiền vô sắc mà hai vị thầy trước đó đã truyền dạy). 

Cách hiểu tưởng như là cái gì thật tệ hại, cần xả bỏ, xoá bỏ, là ác pháp, chính vì thế, người ta né tránh, “sợ tưởng như sợ ma” một thứ “ma ngũ ấm”. Nhầm lẫn này xuất hiện trong tất cả những hành giả, những Phật tử đi theo “ngọn cờ” chánh pháp mà Trưởng lão dựng lên. Cứ đến những trú xứ tu tập Nguyên thuỷ khắp nơi thuộc hệ phái này mà nghe lên án, công kích tưởng. 

Chánh đạo và ác ma

448427547_3709901219263610_4879598954303596433_n

Trong 5 chi thiền, điều kiện tối thiểu để vào sơ thiền thì tưởng lại là yếu tố tiên quyết: Tầm, tứ, hỉ, lạc…nhất tâm. Tưởng không gì khác mà chính là tầm, Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.

Vì nhầm lẫn các hành giả chỉ trích: “vị này bị tưởng”, “anh kia bị tưởng” mà họ không biết rằng Bốn niệm xứ là tưởng định và Tầm tứ là khẩu hành là chặng đầu tiên quyết định để nhập vào sơ thiền. 

1. Nhất tâm là định.

2. Bốn niệm xứ là định tưởng.

3. Bốn tinh cần là định tư cụ.

4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.

5. Thở vô và thở ra là thân hành.

6. Tầm tứ là khẩu hành.

7. Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3)

Con đường thành đao của tất cả hành giả đều phải bắt đầu với suy tư, suy tầm. Nó là khởi nguồn của chánh tư duy. Vì vậy chánh tư duy là công phu rèn giũa luyện tập không ngừng nghĩ. Có chánh tư duy (tầm) thì mới mong có chánh kiến  (tứ) và từ đây việc hành trì ly dục, ly ác pháp thật sự đem lại hiệu quả hỉ, lạc để đạt đến nhất tâm.

Không có bài học nào, pháp hành nào cơ bản hơn, hiệu quả hơn, giá trị hơn Kinh Tăng nhất A-hàm tôi vừa kể. Chỉ tiếc, thế hệ hôm nay cứ lao theo học Phật như sự chỉ bảo của kinh tạng hoặc “khuôn thước” của Trưởng lão, không chứng nghiệm bài học “tự tu, tự chứng”.

Phương pháp “học theo” “nghe theo” không tư duy, suy nghiệm, đó cũng là một dạng tưởng. Vâng thực sự là vậy vì không nhận ra sân tầm, dục tầm, hại tầm và cái tưởng ấm, tưởng lực dẫn dắt mà các đệ tử ưu tú được tuyển chọn vào Tứ niệm xứ, vào lớp chuyên sâu Bát chánh đạo để cuối cùng nhập tứ thiền bị ma tưởng ấm đánh gục… Vì vậy mà Nguyên thuỷ Chơn Như chỉ trích người này bị tưởng, người kia bị tưởng mà không thấy sự méo lêch suy tầm, sự đông cứng tư duy, sự nhại lại như “voi ăn bả mía” (từ dùng của Trưởng lão). 

Mười câu hỏi Trăn trở và thao thức đã được đón nhận của một độc giả nhưng đáng tiếc rất ít người đọc và nhận ra rằng ăn ít mà tiêu hóa hơn là cố nhồi nhét đến bội thực mà “đi vào bên này, đi ra bên kia” chẳng thẩm thấu, chuyển hoá thức ăn.

Tưởng thực sự là phương pháp hữu dụng, thiết thực được soi rọi bằng Tứ chánh cần. Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Tứ niệm xứ thân, thọ tâm pháp. Tưởng là một trong hai hoạt động chính của tâm hành (hoạt đông phi vật chất) ngoài thọ và hành.

Tưởng là tư duy, là suy nghiệm, phán đoán, phán xét, sáng tạo, đánh giá, điều chuyển, nhào nặn, điều tiết…Còn thức chỉ mỗi nhiệm vụ tiếp nhận. Khi đứng trước hiện thực, bạn đang đánh giá, suy xét, phán đoán, cân nhắc…đó là có sự tham gia của tưởng, cái mà trong Phân tâm học gọi là tiền ý thức. Hiểu được công năng của tưởng, cũng chính là hiểu được hai mặt của đồng tiền. Bạn dùng mặt nào cũng là âm, hoặc dương mà trong âm có dương, trong dương có âm.

Vì sao trong đạo Phật việc gieo duyên lại phải “tuỳ duyên”. Bài học tuỳ duyên đó chính là cân nhắc thận trọng sẽ dùng mặt nào âm hay dương của đồng tiền trong một hoàn cảnh cụ thể để không làm khổ mình, khổ người. Việc gieo duyên là bạn muốn việc tiếp duyên là người muốn. Bạn đang gieo duyên, gieo sự hiểu biết của đối đãi nhị nguyên thì tuỳ duyên chính là một chọn lựa trên con đường nhân quả.

Bạn đang nghĩ rằng các tiện nghi vật chất đem đến đời sống đầy đủ hơn, đáng sống hơn, hạnh phúc hơn chăng? Sự khốn cùng của con người, nỗi khổ của con người chính từ tư duy lệch lạc này. Chúng ta đang sống trong thế giới của đối đãi nhị nguyên: đúng-sai, thiện ác, lành dữ…để rồi qui chiếu một cách cạn cợt khi hành xử, cứ tiện cho mình, thích hợp với mình, cái mình muốn…thì như ý hay trái ý mình thì bất như ý. Bạn thương yêu, chăm sóc cho một người.

Và bạn muốn người đó hành xử “tốt” lại với bạn. Rồi từ đấy, bất cứ hành động nào khác với khao khát, ước muôn của bạn thì điều đó chính là bất như ý. Người đó giao tiếp với người mà bạn căm ghét, lén lút gặp gỡ người từng là kẻ thù của bạn…Hay một ví dụ khác về các tiên nghi vật chất Có phải là nó đem đến cho bạn hạnh phúc, niềm vui, sự thoả mãn không, trái lại bạn ạ.

Tất cả những điều như ý hay bất như ý lại hoàn toàn vào cái dục, cái muốn nhưng cả khi bạn khát khao, ham muốn cũng chưa chắc nó đem lại cho bạn niềm vui, hạnh phúc. Đơn cử như sự xuất hiện của công nghệ hiện đại, vi tính, điện thoại di động, game điện tử…đang giết dần trẻ em trong những trò chơi bao lực, đang hút bọn trẻ vào nghiện ngập, đam mê, đang làm cho lớp trẻ suy nhược tư duy, suy giảm thị lực…Cả thế giới tiến bộ cũng vậy cái như ý và bất như ý đang liên tục gây hấn, gây chiến, chiến tranh không bao giờ kết thúc.

Đồng tiền có đem đến hanh phúc không? Tiện nghi đem đến hạnh phúc không? Dân tộc Kogi, các dân tộc Bắc Âu không chú trọng, không lao theo đời sống vật chất, họ gần gũi thiên nhiên, đơn giản…sao lại hạnh phúc, an lạc đến vậy.

Lựa chọn quyết định một đời sống thích hợp cho sức khoẻ, trí tuệ, sự cân bằng vật chất tinh thần đó chính là bạn biết bơi, đang bơi trong thế giới của sự tương đối, của đối đãi nhị nguyên thì sự tiết chế, làm chủ nó, không gây nên sự câu thúc, làm khổ mình, làm khổ người thì đó, Tưởng đang giúp cho bạn suy tư nhiều hơn, cân nhắc thận trọng hơn giữa đúng-sai, hơn-thua, được -mất, thành-bại, vinh-nhục…

Nếu bạn hiểu rằng tưởng và thức trong 5 chi thiền (Tầm và Tứ) mang ý nghĩa quyết định toàn bộ con đường tu tập để giải thoát. Mà thực ra thuật ngữ giải thoát là một phạm trù vượt thoát sang đế bờ bên kia, nơi không còn sự đối đãi nhị nguyên, không còn đúng sai, vinh nhục, thành bại, hơn thua…Con đường đó chỉ có 90 Tỳ kheo trong Tăng đoàn (500 Tỳ kheo) của Đức Phật thành tựu quả vị A-la-hán. Còn lại 90 nhị tam thiền, 320 giới luật vẫn sống với đời sống thiểu dục, tri túc, đầy thiện nghiệp và tâm từ ái với tha nhân trong đối đãi thiện ác, âm dương ấy, thế giới của tương đối. 

Để hiểu đầy đủ giai đoạn nhập sơ thiền không chỉ là ly dục, ly ác pháp ngồi yên “xả tâm, xả tâm, xả tâm…”. Con đường hành trì theo thiên hướng tâm linh mà Alara Kalama cũng như Uddaka Ramaputa Đức Phật đã chứng nghiệm đó là sự lầm chấp, Đức Phật đã rời bỏ để tìm cầu cái gì chí thiện, an tịnh đạo lộ.  

“…Này Aggivessana, dầu cho lời nói của Ông có vẻ trịch thượng và khiêu khích, nhưng Ta sẽ trả lời cho Ông…”

Năm chi thiền thì riêng hỉ, lạc và nhất tâm đó là trạng thái hợp nhất thân tâm để có hỉ, có lạc (nhờ ly dục ly ác pháp) nhưng tầm và tứ đó là công sức hành trì công phu Thiền và Định. 

Tầm (tưởng) và Tứ (thức) đó là hai nhân tố trong ngũ ấm, tương hổ lập nên tri kiến giải thoát. Công kích, loại bỏ tưởng khỏi hoạt động tư duy chẳng khác nào cho tư duy đóng băng, tiếp thu kiến thức theo kiểu “rót vào phểu” nhưng lại “mơ đến, tưởng đến” chánh tư duy thì thật buồn cười rõ không hiểu nổi. Tư duy luôn được nhắc đến với hai mặt tương phản chánh tư duy và tà tư duy.

Hành trì Thiền và Định theo lời nhắc nhở của Đức Phật “ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm trước mặt”. Thả mình “bơi” theo dòng chảy tư duy để nhìn rõ hai  hướng thiện và ác. Đó chính là lúc hành trì Tứ Niệm Xứ hành trì Định vô lậu, đi về phía thiện hay ác, đúng hay sai. Đi giữa hai chiều đối đãi nhị nguyên để nhận rõ chân tướng của sự vật hiện tượng mà hành giả tiếp duyên hàng ngày, hàng giờ, từng sát na để rồi phá vỡ lầm chấp, ngộ nhận, phá vỡ màn che vô minh…Minh sanh ánh sáng sanh, ám diệt vô minh diệt. Đó chính là nguyên lý của hành trình định Tứ thánh , đưa thân về với tâm, tâm về với thân, hợp nhất thân tâm mà ngay đến Trưởng Lão cũng phá bỏ cải cách, chỉnh sửa, tháo gỡ, thay đổi…để rồi lại đổ trút cho “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, đổ trút cho “phước chúng sanh còn mỏng…” 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Tưởng”

Góc nhìn Phật tử 08:05 18/06/2024

Có lẽ chỉ trong tu tập, hành đạo, học đạo thì tưởng mới bị kỳ thị, bị lên án nhiều nhất. Trong đời sống thường nhật tưởng cũng hay được nhắc đến nhưng không nhiều lắm: bệnh tưởng, người hoang tưởng…

Trong cánh sen tàn

Góc nhìn Phật tử 07:20 18/06/2024

Hôm đó là ngày rằm, tôi đang lúi húi lau bàn thờ thì chuông điện thoại reo. Vĩnh gọi cho tôi giọng run run “vợ anh vừa mới mất”. Tôi bàng hoàng như không thể tin vào tai mình, cũng không thể cất lên lời nào hỏi han hay an ủi Vĩnh.

Khi hoa vô ưu nở

Góc nhìn Phật tử 16:21 17/06/2024

Tôi sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, nhưng ba tôi có một khát khao tưởng chừng vượt khỏi tầm tay là cho hai chị em tôi được học hành đến nơi đến chốn.

Lục hòa – Cách sống an bình giữa chốn nhân gian

Góc nhìn Phật tử 16:02 17/06/2024

Lục hòa hay sáu nguyên tắc chung sống hòa hợp và an lạc là kim chỉ nam cho tất cả đoàn thể không phân biệt Tăng đoàn hay thế gian. Hai yếu tố quan trọng khiến cho Lục Hòa trở nên vững mạnh chính là từ bi và trí tuệ.

Xem thêm