Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/08/2020, 07:11 AM

Tượng Kim Cương thân mặc kim giáp, đầu đội kim khôi ở chùa Đọi

Tượng Kim Cương chùa Đọi khoác lên mình trang phục giống như một vị võ tướng thân mặc giáp, tư thế như sẵn sàng xung chiến...là vị thần bảo vệ Phật pháp và là minh chứng cho sự hoàn mỹ về nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý.

Mái chùa nhỏ và lòng nhân hậu của một Sư cô

Tượng Kim Cương - vị thần bảo vệ cho tám phương Phật Pháp

Ở các chùa lớn phía Bắc nước ta, chúng ta còn thấy nơi thờ phượng có bát Bộ Kim Cương, tức là Tám đại Hộ pháp cầm chùy-kim cương chử, canh giữ sự bình yên và linh thiêng nơi cửa thiền. Hình ảnh của các vị được xây dựng từ các vị Bồ tát, cũng từ Bát Bộ Chúng, với mỗi vị đứng đầu một bộ cùng hành trì và giữ vững Phật pháp. Bát bộ này gọi là Astasena, thường được hiểu là Bát Bộ Thiên Long (các vị thần này do khải thị chánh pháp) của Như Lai mà tình nguyện bảo hộ - khác với các lực lượng trong tín ngưỡng đa thần quyền nói chung.

Bát bộ Thiên long ở đây gồm có: Thiên - Deva (các vị thần trên trời), Long - Naga (các loài rồng dưới biển), Dạ Xoa-Yaksa (các nhiên thần dũng kiện trù phú), Càn Thát Bà-Ganharva (các thần âm nhạc, y học, trẻ con), A Tu La- Asura (các giống loài quỷ quái hung dữ), Ca Lầu La-Garuda (các thần điểu, gười chim vĩ đại), Khẩn Na La-Kimara (các nghệ sĩ người ngựa ca múa) và Ma Hầu La Đà - Ma horaga (các loại rắn, mãng xà, người rắn biểu diễn âm nhạc). Nói chung, Bát Bộ Chúng đã xuất hiện từ xa xưa trong đạo Phật, khi Saka Nyorai - Như Lai Cổ Phật lần đầu tiên thuyết giảng Kinh Liên Hoa trên đỉnh Linh Thứu. Ở đây chúng ta cần lưu ý là khi nghe Như Lai Cổ Phật thuyết pháp, tất cả các loài trên trời (Thiên) dưới Đất đều tới phủ phục và nguyện Bảo hộ Phật pháp. Bát Bộ này cũng xuất hiện một lần nữa khi đức Phật Thích Ca Văn nhập Niết-bàn tại rừng Sa La. Do vậy, ở các đền chùa xưa nay đều thấy các tượng Hộ pháp này được lập thành nhiều vòng quanh chùa hay điện Phật.

Tượng Kim Cương tại chùa Đọi mang ý nghĩa Hộ trì Phật pháp. Ảnh tư liệu.

Tượng Kim Cương tại chùa Đọi mang ý nghĩa Hộ trì Phật pháp. Ảnh tư liệu.

Chùa Không Sư - Ngôi chùa đẹp trên đảo Lý Sơn

Hiện nay, trong các ngôi chùa Việt thường đặt đăng đối hai bên tiền đường, mỗi bên 4 vị Kim Cương. Tuy nhiên, trong các ngôi chùa thời Lý, các vị Kim Cương được đặt hai bên cổng của các tòa tháp Phật, quay mặt về bốn phương tám hướng. Thông thường, trong tám vị sẽ có ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ dữ tợn, thể hiện hai chức năng khuyến thiện và trừng ác...

Tượng Kim Cương chùa Đọi là những tác phẩm rất nổi tiếng về nghệ thuật điêu khắc đá. Ngày nay chùa Đọi chỉ còn pho tượng, trong đó một số bị mất đầu hoặc sứt gãy. Thời Lý những pho tượng này được đặt ở bốn cạnh của ngôi tháp báu với ý nghĩa bảo vệ cho tám phương Phật Pháp. Tuy nhiên đến khi tháp đổ, thì chúng cũng không còn nguyên trạng. Mặc dầu vậy những tác phẩm này vẫn còn lưu lại những giá trị điêu khắc không thể phủ nhận.

Được tạc bằng sa thạch nguyên khối, với dáng võ quan khỏe mạnh các pho Kim Cương ở đây đã cho thấy một tinh thần Lý vô cùng rạng rỡ. Các pho tượng Kim Cương đầu đội mũ có chỏm tròn trên đỉnh, bó sát đầu, ôm lấy hai bên mang tai cho đến tận cằm. Giữa trán và chóp mũ nổi lên những đường gờ tạo thành hình vòng nối xuống những bông hoa cúc cách điệu hai bên mang tai. Thân tượng vận giáp trụ, bó sát người xuống tận dưới đầu gối, ngực áo có hai xoáy lớn, vai có hình mặt hổ phù, phía trước bụng có dải như hình chiếc khánh. Thân áo điểm những bông hoa cúc chạm nổi nhiều cánh. Chân đi hài cao cổ có mũi hơi cong.

Do những biến động của lịch sử, các pho tượng Kim Cương tại chùa Đọi đã không còn nguyên vẹn, một số bị mất đầu hoặc sứt gãy. Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền: “Kim cương biểu hiện cho tâm trong sáng, không hủy hoại, kiên định trong tu hành hay hộ trì Phật pháp nên gọi là Kim Cương Hộ pháp, y phục này là áo nhẫn nhục hay còn gọi là áo tùy hình chống lại ba mũi tên độc tham, sân, si (tham lam, nóng giận và ngu tối)”.

Chùa Đọi - ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi

Trải qua gần 1.000 năm tuổi với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng trên núi Đọi.

Trải qua gần 1.000 năm tuổi với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng trên núi Đọi.

Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.

Theo sử sách, chùa Long Đọi Sơn nằm trên thế đất Cửu Long, bởi lẽ toàn cảnh núi Đọi trông xa giống như một con rồng đất lớn nằm giữa một dải đất rộng bằng phẳng của vùng chiêm trũng, đầu núi Đọi hơi nhô cao về hướng Thăng Long. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy 9 con đường và sông chạy về giống như 9 con rồng. Mắt rồng là 9 cái giếng hiện nằm xung quanh dãy núi Đọi trong các khu dân cư, dưới chân núi.

Từ dưới chân núi Đọi, qua 373 bậc thang bằng đá uốn quanh dưới bóng cây xanh mát dẫn du khách đến với quần thể di tích chùa, có khuôn viên rộng tới 10.000 m2. Ấn tượng ban đầu của mọi người khi đến đây đó là sự thanh bình, yên tĩnh dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi và vẻ đẹp rêu phong cổ kính của kiến trúc lâu đời. Ngoài chùa Long Đọi Sơn, đi vào phía sau chùa chính là sân, vườn hoa, hai bên hành lang là nơi đặt tượng các vị La Hán, sau cùng là hậu điện và nơi trưng bày các di vật kiến trúc cũ đã được khai quật. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách.

Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng có từ thời Lý cao hơn 2,5m, rộng hơn 1,65m, dày 0,3m.

Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng có từ thời Lý cao hơn 2,5m, rộng hơn 1,65m, dày 0,3m.

Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại chùa Ông Núi

Trải qua gần 1.000 năm tuổi với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng trên núi Đọi. Tại đây, hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật qua các giai đoạn như tấm bia "Sùng Thiện Diên Linh"; tượng Quan Âm Thị Kính, tượng Dị Lặc bằng đồng nặng 1 tấn đúc vào 1864… Trong số này, bia Sùng Thiện Diên Linh là tấm bia cổ gần 900 năm tuổi được xem là một báu vật độc đáo của chùa Đọi, bởi tấm bia được xem là một công trình nghệ thuật điêu khắc đặc sắc thời Lý cao hơn 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 0,3 m đặt ở ngay cổng chính, trước tòa tam bảo.

Với những giá trị lịch sử văn hóa và vẻ đẹp vừa uy nghi, cổ kính, vừa thanh thoát, nhẹ nhàng, năm 1992 chùa Long Đọi Sơn được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia. Đến tháng 12-2017, chùa Đọi Sơn là một trong 10 di tích trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Trước đó, ngày 30-12-2013, bia Sùng Thiện Diên Linh cũng đã được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm