Tưởng niệm 7 năm ngày Sư ông Trí Tịnh viên tịch: Xin về miền ký ức
Chùa Vạn Đức là chiếc nôi đưa tôi vào Đạo. Chiếc nôi có từ năm 1954 mà mãi đến 1982, tôi mới được bén duyên.
Xin về miền ký ức
Tìm lại chút hương xưa
Dầu thân muôn vạn nẻo
Vẫn mang chí Thượng Thừa
Đó là cái thuở mà kinh tế còn rất khó khăn, huynh đệ quây quần chỉ hơn chục. Thầy Tấn, tri sự của chùa cắt cử mỗi người trị nhật một tuần, chủ yếu "làm chủ" ông bếp.
Làm gì thì làm nhưng vô làm bạn với lửa thì ai cũng ớn, chỉ mong sao mau tới thứ sáu mà thôi vì sang hôm sau là được thoát. Ai hợp khẩu vị món gì thì nấu món đó. Cho nên trên trai đường ngày thứ Bảy, nhìn vào mâm cơm, biết người "cầm cân nảy mực" là ai rồi.
Chư Tăng dùng món gì thì trên mâm cơm Sư Ông đều có những món đó, chỉ đặc biệt có thêm món đậu hủ trắng sốt cà chua là món không thể thiếu của Sư Ông.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Một trang vàng lịch sử
Năm 1987, thầy Tấn giao thêm nhiệm vụ cho tôi làm thị giả Sư Ông, ngoài việc cắt cử từ trước là làm hương đăng. Hồi đó chánh điện gọn nhỏ, hoa thường cắm theo phong cách Nhật. Hoa ít nhưng nổi bật là nhờ cành khô lá cỏ làm nền. Nhiều khi sáng 14 Âm lịch, chúng tôi chạy xuống chùa Châu Hưng xin hoa chuối đỏ về chưng cúng Phật.
Chánh điện chùa chỉ thật sự lộng lẫy nhất trong năm là vào ngày Phật đản, với rèm kết bằng hoa lài trắng muốt; và chánh điện ấm cúng nhất trong năm là ngày Vu lan với những đóa hoa hồng trắng, vàng, đỏ. Khi được cắt cử làm thị giả, tôi cứ ngỡ sẽ bận bịu nhiều nhưng hóa ra không phải.
Công việc thị giả không có gì nặng nhọc, chỉ có bổn phận sáng lo hai bình thủy nước sôi và mâm cháo trắng, trưa lo mâm cơm bưng lên thất của Sư Ông. Khi nào nghe chuông báo là phải chạy ra thất ngay, thường là để Sư ông sai đi mua những gì Sư Ông cần, chỉ thế thôi chứ không có gì to tát.
Mỗi sáng, Sư ông chỉ dùng cháo trắng với rong biển và hai củ cà rốt luộc. Buổi trưa, Sư ông dùng cơm rất muộn. Thường khi kiểng chỉ tịnh trong chùa vang, Sư ông mới chuẩn bị ngọ trai. Bữa ăn thật đơn giản: Sư ông chỉ cần xới một chén cơm thật vun rồi thôi. Ăn hết chén đó với thức ăn là xong bữa ngọ. Lúc nào cũng còn dư các thứ một chút trên mâm.
Sư ông ngồi, mặt hướng vào chùa để thọ trai. Cách bày biện mâm cơm đã quá quen thuộc với Sư ông, nồi cơm để bên nào, thố canh để bên nào, chén đũa để ở đâu, thức ăn các món... Sư ông đều biết rõ. Một phần cũng vì các món ăn thật đơn giản không cầu kỳ, không nhiều. Chỉ có món xào kho và rau luộc. Buổi chiều, Sư Ông không dùng bữa.
Sư ông ngồi đó, ăn chậm rãi. Bữa cơm kéo dài chừng 60 phút. Không gian xung quanh chỉ có tiếng lá tre, thỉnh thoảng là tiếng hai con nhồng kêu. Sư Ông ngồi một mình, tĩnh tại như vậy, không thay đổi. Sau này, khi có dịp, Sư Ông mới nói: Mỗi buổi ngọ trai như vậy, Sư Ông tụng hết một phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện trong kinh Hoa nghiêm.
Thế mới hiểu Sư Ông ăn trong im lặng, cũng là để tâm và ý nương theo hạnh Phổ Hiền. Mỗi hạt cơm, mỗi cọng rau đều cùng Sư Ông thân nhập Pháp Giới Tạng. Mỗi chua cay, mỗi mặn ngọt đều cùng Sư Ông hòa biển Tỳ Lô Giá Na.
Bảy ngày sư ông Thích Trí Tịnh biết trước mình sẽ vãng sinh
Hoa nghiêm mở bày ngàn thế giới
Phổ Hiền hạnh nguyện khắp càn khôn
Kỷ niệm bảy năm Sư Ông vắng bóng, và cũng đã hai năm rồi, chúng con không đủ duyên về Vạn Đức cùng huynh đệ quây quần quanh tháp Sư Ông đọc kinh Phổ Hiền vào buổi sáng, khi sương vừa kịp tan. Ở một nơi thật xa, xin hướng tâm về chốn cũ với biết bao hoài niệm của một thời khắc sâu trong đời.
Nguyện mong Sư Ông thương xót mẫn niệm huynh đệ chúng con.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng
Tăng sĩ 10:27 06/11/2024Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Xem thêm