Tuyển tập Thiền sư Trí Hải - bộ sách Đuốc Tuệ
Thiền sư Trí Hải (1906-1979) là một vị danh Tăng của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Ngài được Tăng Ni và Phật tử cả nước tôn kính là một vị cao Tăng có đầy đủ giới đức và trí tuệ. Tên tuổi của ngài gắn liền với công cuộc chấn hưng Phật giáo ở nước ta những năm đầu của thế kỷ XX.
Trong hàng ngũ giới Tăng lữ Việt Nam, từ xưa đến nay đã có nhiều vị tham gia vào sự nghiệp nghiên cứu, trước tác. Sắc thái, ý vị thiền trong thơ ca của các thiền sư đã ghi những nét đẹp trong văn học Việt Nam. Về văn tự sự, luận thuyết cũng có nhiều, nhưng phần lớn không được phổ cập mấy, vì các vị đều viết bằng chữ Hán, theo văn phong của nhà chùa, nên sự tiếp thu có hạn chế. Thời kỳ có nền quốc văn mới với chữ quốc ngữ, các thiền sư có trước tác nhiều, nhưng cũng ít tên tuổi được quen thuộc. Có lẽ nhà sư Thích Mật Thể một thời với tập Việt Nam Phật giáo sử lược là được chú ý hơn cả.
Song như vậy là chúng ta đã chưa theo dõi được tình hình báo chương ngôn luận của giới Phật học từ đầu thế kỷ XX. Những tờ báo như Đuốc Tuệ, Viên Âm, Duy Tâm, Niết Bàn (và nhiều nữa) đã khá phổ cập và cũng đã gây nhiều cuộc bàn cãi tranh luận, đặc biệt có nhiều cư sĩ tham gia. Tuyển tập của Thiền sư Thích Trí Hải mà chúng ta có hôm nay là một bằng chứng cụ thể.
Thiền sư Trí Hải (1906-1979) là một vị danh Tăng của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Ngài được Tăng Ni và Phật tử cả nước tôn kính là một vị cao Tăng có đầy đủ giới đức và trí tuệ. Tên tuổi của ngài gắn liền với công cuộc chấn hưng Phật giáo ở nước ta vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Hơn 50 năm hành đạo, thiền sư viết khoảng 200 bài đăng trên các Báo Đuốc Tuệ, Tinh Tấn, Diệu Âm, Tin Tức Phật Giáo…; trước tác và biên dịch khoảng 70 đầu sách.
Bạn đọc xa gần có lẽ chưa quen lắm với những cây bút trong họ Thích. Nhưng những ai lui tới chùa Quán Sứ và theo dõi việc thành lập Bắc kỳ Phật giáo hội hoặc Phật tử thành phố Hải Phòng thì rất biết danh hiệu Trí Hải và những đóng góp của ngài phần lớn ký dưới nhiều bài trên báo Đuốc Tuệ pháp hiệu Trí Hải cả văn xuôi lẫn thơ ca. Văn thơ của ngài rất bình dị, rất nôm na, nhưng rất được quần chúng hưởng ứng. Một bằng chứng cho thấy thiền sư viên tịch năm 1979, mà 20 năm sau một số tác phẩm của ngài lại được trích in dài trong cuốn sách về Văn hóa gia đình (1).
Các bài khác được chọn lọc đưa vào Tuyển tập này cũng vậy. Nó cho ta thấy, nhà sư Trí Hải đã có cách nhìn cụ thể, rất cập nhật với tình hình trong ngoài xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Ngài là một trong những cây bút chính trên tờ Đuốc Tuệ. Ngài say sưa truyền đạo và nhiệt thành trong tất cả công việc từ thiện xã hội. Cả những khi ngài đi thăm, đi học hỏi các nước ngài cũng luôn luôn gởi bài, gởi thông tin về nước nhà. Ngài giảng giải các vấn đề giáo lý một cách thiết thực, nhất là để kịp thời vận dụng tri thức Phật giáo, nề nếp thiền gia từ trước Cách mạng tháng Tám, thích nghi được với xã hội mới, tư tưởng mới.
Một tu sĩ đồng thời là một chiến sĩ, đó là cái cảm tưởng khi ta được đọc nhiều bài trong Tuyển tập này.
Tôi rất hoan nghênh các vị trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo Hải Phòng cùng môn đồ pháp quyến đã sưu tập phần lớn những bài viết và các tác phẩm của ngài, xuất bản thành Tuyển tập Thiền sư Thích Trí Hải, bắt đầu bằng tập 1. Công trình có thể mất nhiều thời gian. Hy vọng Tuyển tập này sẽ giúp ích cho Phật tử xuất gia cũng như tại gia trong vấn đề học hỏi và tu tập; giúp cho hàng hậu học hiểu rõ hơn hành trạng của Thiền sư hơn nửa thế kỷ trước; làm phong phú thêm kho tàng văn học Phật giáo và văn học Việt Nam; và sau hết, góp phần đánh giá một cách khoa học và khách quan công lao đóng góp của thiền sư đối với Đạo pháp và Dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu với quý vị độc giả Tuyển tập Thiền sư Thích Trí Hải - một tác phẩm thiết thực về Thiền mà lâu nay ta vẫn chờ đợi.
------------
(*) Sưu tầm và chú thích: Thích Thanh Giác, Thích Giác Dũng, Nguyễn Đại Đồng. NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2009 - 432 tr.14-5 -2005. (1) Sách Văn hóa gia đình Việt Nam của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội, 1998; NXB Thanh Niên tái bản năm 2008.
Biên soạn: Hội Phật Giáo Bắc Kỳ
Đủ bộ 12 tập, từ số 1 - 205
Năm xuất bản 1935 - 1943
Trọng lượng 12kg
Hình thức bìa Bìa cứng
Nhà xuất bản Quán Sứ - Hà Nội
Đơn giá: Bản thường: 3.750.000 đồng
Đặt mua: https://thuvienhuequang.vn/products/duoc-tue
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama
Sách Phật giáo 16:45 31/10/2024Cuộc sống là một hành trình dài và chúng ta phải trải qua vô vàn thử thách của cảm xúc: từ yêu, ghét, tức giận, hờn dỗi… Nhưng con người lại được kết nối bởi những thứ vô hình đó. Chúng ta đến với nhau vì yêu nhau hay rời xa nhau vì sự chán ghét.
Chúng ta sống vì điều gì?
Sách Phật giáo 16:36 27/10/2024Người làm việc chăm chỉ không chỉ để có lương thực sinh sống mà còn để hạn chế lòng ham muốn của bản thân, có thể mài giũa tâm hồn, thanh lọc tâm hồn.
Lời khuyên để có hạnh phúc của thiền sư Khenpo Sodargye
Sách Phật giáo 22:43 22/10/2024Qua câu chuyện về ba cách sống, thiền sư Khenpo Sodargye đưa ra lời khuyên về cách để sống hạnh phúc.
CEO Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Nhờ sách của Thiền sư Nhất Hạnh tôi đã vượt qua nỗi đau mất mẹ"
Sách Phật giáo 09:30 18/10/2024Cuốn sách Không diệt không sinh đừng sợ hãi giúp Nguyễn Tuấn Quỳnh hiểu sâu sắc hơn về sự sống và cái chết, mang lại sự an ủi trong thời khắc đau buồn
Xem thêm